Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhất. Khi được phát hiện sớm, bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi, nhưng nếu để lâu ngày mà không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể dẫn đến biến chứng.
Vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn HP chính là thủ phạm chính khiến con người dễ mắc bệnh viêm loét dạ dày. Chúng tồn tại ở lớp niêm mạc dạ dày và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhanh chóng sinh sôi nảy nở và tấn công các ổ viêm loét.
Vì là cơ quan chính thực hiện các quá trình phân giải, nghiền nát thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn nên dạ dày rất dễ bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống của cơ thể.
Nếu người bệnh thường xuyên áp dụng một chế độ ăn uống bất khoa học như ăn không đúng giờ, bỏ bữa, ăn nhiều đồ chua, cay nóng, dầu mỡ và lạm dụng rượu bia thì sẽ làm tổn thương dạ dày nghiêm trọng. Lâu ngày dạ dày trở nên quá tải và phát triển thành viêm dạ dày, làm gia tăng nguy cơ diễn tiến thành ung thư dạ dày trong tương lai.
Đây cũng là tình trạng chung trong thời đại hiện nay khi áp lực công việc, gia đình và xã hội ngày một gia tăng. Khi sức khỏe tinh thần bị tổn hại trong thời gian dài cũng sẽ khiến cho thể chất bị suy yếu, trong đó có dạ dày.
Nếu bệnh nhân đang phải điều trị bằng thuốc giảm đau lâu ngày cũng là nguyên nhân dẫn tới chứng viêm dạ dày bao gồm cả cấp và mạn tính. Nghiêm trọng hơn, thuốc giảm đau có thể khiến dạ dày bị chảy máu và nguy cơ tử vong là rất cao nếu sử dụng trường kỳ. Do đó, trước khi sử dụng và duy trì bất cứ một loại thuốc nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
Viêm loét dạ dày có thể bắt đầu bởi những cơn đau âm ỉ sau hoặc trước bữa ăn, nhiều người còn cảm thấy đau nhiều vào ban đêm. Cơn đau từ âm ỉ dần trở nên dữ dội theo cấp độ nặng của bệnh. Tình hình này có thể kéo dài một vài ngày rồi biến mất, nhưng cũng có khi cơn đau xuất hiện liên tục đến vài tuần, thậm chí là vài tháng hoặc cả năm.
Người bệnh còn cảm thấy khó tiêu, thường xuyên ợ hơi, ợ chua, buồn nôn... Khi thấy những dấu hiệu kể trên bạn cần đi khám, nội soi dạ dày để bác sĩ chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Nếu để lâu các vết loét ngày càng lan rộng, ăn sâu hơn, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm loét dạ dày được chia làm 2 giai đoạn là viêm loét cấp tính và mãn tính.
Điểm đặc trưng của viêm loét dạ dày cấp tính là các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, biểu hiện rõ nét và diễn tiến trong thời gian ngắn. Ở giai đoạn này, nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, đa số người bệnh thường bỏ qua các triệu chứng, chủ quan không đi khám, khiến bệnh tình trở nên phức tạp hơn.
Viêm loét dạ dày cấp tính khi không được điều trị sẽ khiến tình trạng viêm sưng kéo dài, sau một thời gian có thể chuyển sang dạng mãn tính. Ở giai đoạn mãn tính, các tổn thương lan rộng, bệnh khó điều trị hơn, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm teo, chuyển sản ruột, hẹp môn vị, xuất huyết, thủng, ung thư dạ dày, viêm nhiễm các cơ quan lân cận…
Hẹp môn vị dạ dày là biến chứng rất hay xảy ra ở người bị viêm loét dạ dày. Khi bị hẹp môn vị dạ dày người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu với những biểu hiện sau đây:
Nếu không điều trị viêm loét dạ dày sớm hoặc điều trị không dứt điểm có thể gây thủng dạ dày. Đầu tiên người bệnh sẽ thấy cơn đau ở vùng thượng vị dạ dày rất mạnh, cảm giác như có dao đâm vào bụng, dù làm thế nào cũng không thể làm dịu được cơn đau. Bụng gồng cứng, chỉ cần thở mạnh cũng gây đau hơn. Sau đó, từ vùng thượng vị dạ dày, cơn đau sẽ lan ra khắp ổ bụng.
Người bệnh sẽ cảm thấy không còn sức lực, mệt mỏi, mặt tái, tay chân lạnh, toát mồ hôi, có thể tụt huyết áp. Khi người bị viêm loét dạ dày có những biểu hiện trên thì rất có thể đã có biến chứng thành thủng dạ dày, cần đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu và phẫu thuật ngay lập tức. Để càng lâu sẽ càng nguy hiểm đến tính mạng.
Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu trong ống tiêu hóa chảy từ thực quản tới hậu môn. Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh sẽ nôn ra máu và đi cầu ra máu. Máu ở trong chất thải có thể màu đỏ hoặc màu thâm đen.
Viêm loét dạ dày ban đầu chỉ là bệnh lý lành tính, nhưng nó có thể dẫn đến biến chứng ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm. Đây là loại ung thư thường gặp hàng đầu trong số các ung thư đường tiêu hóa.
Ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được nghiền nát trước khi đưa xuống hệ tiêu hóa, làm giảm áp lực co bóp cho dạ dày;
Nên chế biến món ăn mềm, thái nhỏ, chín kỹ để dễ tiêu hóa hơn;
Nên ăn đồ ăn khi còn ấm;
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh tình trạng để dạ dày quá no hoặc quá rỗng;
Nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng sau khi ăn.
Để chữa lành các vết viêm loét, người bệnh nên ăn những thực phẩm có công dụng trung hòa hoặc giảm tiết axit trong dạ dày, ví dụ như:
Chuối: loại quả này chứa một hàm lượng pectin cao, đây là một dạng chất xơ có tác dụng hòa tan rất tốt thích hợp cho những người mắc bệnh tiêu hóa. Tuy nhiên đối với chuối tiêu không nên ăn khi đói vì rất dễ gây đau bụng;
Táo: cũng giống như chuối, táo là một loại quả rất giàu pectin. Thường xuyên ăn táo sẽ giúp cải thiện những triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày;
Ngũ cốc nguyên hạt: cung cấp nhiều chất khoáng, chất xơ, vitamin nhóm B - đây đều là những chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn. Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong ngũ cốc còn có công dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày;
Sữa chua: là một nguồn cung cấp nhiều lợi khuẩn probiotic, sữa chua giúp hỗ trợ đường ruột chống lại các vi khuẩn có hại, cải thiện đáng kể hoạt động của hệ tiêu hóa;
Bánh mì: được chế biến từ bột, bánh mì giúp thấm hút bớt dịch vị do dạ dày tiết ra quá mức, góp phần làm giảm thiểu các cơn đau đồng thời loại thực phẩm này cũng không chứa quá nhiều chất béo.
Thức ăn cay, chua, nóng: niêm mạc dạ dày rất dễ bị kích thích bởi các món ăn này, chúng làm gia tăng các cơn co thắt trong ruột khiến cho dạ dày đau càng thêm nặng. Nguy cơ biến chứng xuất huyết và thủng dạ dày cũng từ đó mà cao hơn rất nhiều;
Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ: làm cho dạ dày bị quá tải, khó hấp thu các dưỡng chất và những món ăn này người bình thường cũng nên hạn chế tối đa;
Sữa: sữa cùng với các chế phẩm từ sữa như pho mát, phô mai đều không phù hợp cho người bị viêm loét dạ dày. Lý do là vì sữa khiến cho tình trạng đầy bụng, khó tiêu và vết viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn;
Rượu bia: trong rượu bia chứa một hàm lượng cồn rất lớn, nhất là khi người bệnh duy trì thói quen tiêu thụ bia rượu với tần suất dày đặc. Loại đồ uống này dễ khiến cho người bệnh gặp nhiều biến chứng không chỉ ở hệ tiêu hóa mà còn ở các cơ quan khác;
Đường: ít ai biết rằng những thức ăn dùng nhiều đường để chế biến sẽ kích thích dạ dày sản xuất nhiều dịch vị hơn và điều này hoàn toàn không tốt cho các vết loét;
Đồ sống, tái: điển hình như gỏi, rau sống, nem chua, salad là những món ăn tuy hấp dẫn nhưng lại tối kỵ đối với những người mắc bệnh về tiêu hóa. Nguyên nhân là do trong các món trên có rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển, nguy cơ bị tiêu chảy, đau bụng, viêm loét dạ dày là rất cao.
Viêm loét dạ dày, đại tràng là căn bệnh mà hơn 20% dân số mắc phải. Bệnh xuất phát có thể do chính thói quen ăn uống không sạch sẽ gây rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng viêm đại tràng khiến cho người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Điều trị viêm dạ dày bằng Đông y bằng cách nào để giải tỏa nỗi lo ung thư đại tràng thường trực?
Điều trị viêm dạ dày bằng thuốc Đông y là lựa chọn an toàn, lành tính, mang lại hiệu quả lâu dài .Ngày nay với việc phát triển của Y học phương Tây, những loại thuốc mới được điều chế để chữa trị cho người bệnh. Tuy nhiên bên cạnh đó Đông Y vẫn giữ được nét đặc trưng riêng của mình khi rất nhiều loại thuốc tiếp tục được lưu truyền từ đời này sang đời khác và ngày càng được phát huy công dụng của mình và bài thuốc Đông Y chữa đau đại tràng là một trong những bài thuốc gia truyền và có tác dụng rất cao trong việc điều trị bệnh.
- Gồm các vị thuốc đông dược, được bào chế theo bí quyết gia truyền.
- Hỗ trợ các bệnh lý dạ dày như: Ợ hơi, ợ chua, viêm trợt, loét, trào ngược dịch vị dạ dày...
- Hỗ trợ các bệnh lý về đường tiêu hoá như: Ăn uống khó tiêu, viêm ruột, viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính...
- An thần, tạo giấc ngủ sinh lý.
- Người lớn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12 viên, sáng, chiều sau ăn 30 phút.
- Trẻ em từ 2-6 tuổi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 viên, sáng, chiều sau ăn 30 phút.
- Trẻ em từ 6- 16 tuổi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 7 viên, sáng, chiều sau ăn 30 phút.
LƯU Ý
- Kiêng kỵ. Rượu, bia, các chất cay nóng... trong quá trình sử dụng thuốc.
- Không dùng cho phụ nữ có thai và đang nuôi con bú.
- Dừng sử dụng khi có biểu hiện quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
BẢO QUẢN
- Nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
Mỗi loại thuốc Đông y điều trị dạ dày đều có những ưu điểm riêng, phù hợp với từng nguyên nhân – triệu chứng – tình trạng bệnh của các bệnh nhân khác nhau. Nhưng, giữa các bài thuốc Đông y đều có ưu điểm chung như:
Ưu điểm lớn nhất mà người bệnh cần biết đầu tiên chính là về sự an toàn, lành tính của thuốc. Vì so với thuốc Tây thì các sản phẩm thuốc Đông y điều trị bệnh ạ dày đều được làm từ thảo dược thiên nhiên quý, với nhiều công dụng khác nhau và đặc biệt cũng không gây ra các tác dụng phụ.
Mỗi giai đoạn bệnh đều tương ứng với những lộ trình điều trị khác nhau, nhưng với những bệnh nhân sớm phát hiện bệnh thì việc sử dụng thuốc Đông y cũng có khả năng chữa khỏi, hạn chế được việc phát bệnh về sau.
Còn đối với những người bệnh đã bị chuyển sang giai đoạn viêm dạ dày mãn tính, thì sẽ có liệu trình điều trị dài hơn theo đơn được kê từ các chuyên gia mà không lo lắng về những tác dụng phụ.
Không chỉ vậy, đa phần điều trị các bệnh dạ dày bằng thuốc Đông y thì đều có chí phí rẻ hơn so với thuốc Tây nên chi phí điều trị bệnh vừa tiết kiệm mà vẫn mang đến hiệu quả lâu dài.
Đánh giá:
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Chia sẻ bài viết: