Peptic liên quan đến dạ dày.
Ulcer nghĩa là vết loét hay tình trạng phá vỡ màng.
Do đó Peptic ulcer là bệnh biểu hiện bằng một hay nhiều vết loét ở Dạ dày- gọi là loét Dạ dày, hay thường gặp hơn là ở Tá tràng- gọi là loét Tá tràng.
Thông thường mặt trong của toàn bộ đường tiêu hoá được lót bởi niêm mạc, bao gồm 3 lớp tế bào.
1. Lớp trong cùng là lớp biểu mô có nhiệm vụ hấp thu và tiết ra các chất nhầy, các enzyme tiêu hoá.
2. Lớp giữa là mô liên kết, chứa mạch máu và bạch huyết.
3. Lớp ngoài cùng của niêm mạc là một lớp cơ trơn, co bóp và giúp phá vỡ thức ăn, gọi là lớp cơ niêm.
Dạ dày có 4 vùng: Tâm vị, Đáy vị, Thân vị, Hang môn vị.
Còn có một cơ thắt môn vị hay van ở phần cuối của Dạ dày đóng lại khi ăn và giữ thức ăn trong Dạ dày để tiêu hoá.
Lớp biểu mô ở những phần khác nhau của Dạ dày có tỷ lệ các tuyến Dạ dày khác nhau và tiết ra một loạt các chất khác nhau.
Cụ thể hơn. Tâm vị có nhiều tế bào nhầy tiết ra chất nhầy là hỗn hợp của nước và Glycoprotein. Đáy và thân vị chủ yếu là tế bào thành tiết ra Acid Clohydric và tế bào chính tiết Pepsinogen, một enzyme giúp tiêu hoá Protein. Cuối cùng, Hang vị có các tế bào G tiết Gastrin khi thức ăn vào Dạ dày, các tế bào G cũng được tìm thấy ở Tá tràng và Tuỵ là một tuyến phụ của ống tiêu hoá.
Gastrin kích thích các tế bào thành bài tiết Acid Clohydric và cũng kích thích sự phát triển của các tuyến trong lớp biểu mô, ngoài ra Tá tràng còn có tuyến Brunner tiết ra chất nhầy chứa nhiều ion bicacbonate.
Thực tế, với tất cả các enzyme tiêu hoá và Acid Clohydric trôi nổi xung quanh niêm mạc Dạ dày và Tá tràng sẽ bị phá huỷ nếu không có chất nhầy phủ lên bề mặt và ion bicacbonate tiết ra bởi Tá tràng làm trung hoà Acid.
Vì bề mặt Dạ dày liên tục tiếp xúc với Acid, lớp nhầy phủ niêm mạc ở Dạ dày, dày hơn ở Tá tràng, nơi chỉ tiếp xúc trong giây lát với Acid.
Ngoài ra, máu chảy đến Dạ dày và Tá tràng mang nhiều Bicacbonate hơn, cũng giúp trung hoà Acid Clohydric.
Cuối cùng các phân tử tín hiệu nhỏ được gọi là Postaglandin được bài tiết ở Dạ dày và Tá tràng.
Prostaglandin kích thích sự bài tiết chất nhầy và Bicacbonate cũng như giãn mạch các mạch máu gần đó cho phép nhiều máu chảy đến hơn, giúp thúc đẩy tăng trưởng tế bào biểu mô mới và bên cạnh đó cũng ức chế sự bài tiết Acid.
Nguyên nhân chính của loét Dạ dày và Tá tràng là nhiễm H. Pylori. Đặc biệt ở các nước thu nhập thấp và môi trường sống kém.
H. Pylori là vi khuẩn gram âm, cư trú ở niêm mạc Dạ dày và giải phóng các yếu tố bám dính adhesin giúp chúng bám chặt vào các tế bào tiết nhầy dạ dày cũng như tiết ra các Protease thuỷ phân Protein gây tổn thương tế bào niêm mạc.
Không có vấn đề gì ở phần lớn người nhiễm H. Pylori nhưng đôi khi nó gây ra một tổn thương dạng mảng khởi phát ở Hang vị và sau đó lan đến phần còn lại của Dạ dày và cuối cùng vào Tá tràng.
Theo thời gian tổn thương sẽ ăn mòn sâu hơn và sâu hơn vào niêm mạc, cuối cùng gây loét.
Một nguyên nhân gây loét Dạ dày và ít gây ra loét Tá tràng hơn là thuốc chống viêm không Steroid hay NSAIDS như Ipupropen…
NSAIDS ức chế enzyme Cyclo oxygenase tham gia vào quá trình tổng hợp Prostaglandine gây viêm.
Tuy nhiên, giảm mức Prostaglandine trong khoảng thời gian dài làm niêm mạc Dạ dày dễ bị tổn thương và theo thời gian loét có thể bắt đầu tiến triển.
Một nguyên nhân hiếm gặp của bệnh loát Dạ dày- Tá tràng là hội chứng Zolinger Ellison do một khối u gọi là Gastrinoma. Gastrinoma là một khối u thần kinh nội tiết điển hình nằm ở thành Tá tràng hoặc Tuỵ và tiết lượng Gasrein bất thường. Gastrin dư thừa kích thích các tế bào thành giải phóng Acid Clohydric dư thừa lấn át luôn các tế bào bảo vệ thông thường và loét phát triển ở phần đầu Tá tràng hoặc thậm chí ở phần xa Tá tràng hoặc hỗng tràng.
Các vết loét Dạ dày- Tá tràng do các cơ chế gây tổn thương niêm mạc này thường là các lỗ trống tròn nhỏ ở niêm mạc.
Các vết loét thường có phần đáy sạch sẽ do sự bài tiết Acid Clohydric và sự khuấy liên tục giống như một cái máy rửa chén giúp giữ các mảnh vụn bên ngoài vết loét.
Thông thường bên dưới đáy là một lớp mô sẹo và các mạch máu, đôi khi các vết loét có thể chảy máu nếu chúng ăn sâu vào trong.
Các vết loét Dạ dày thường hình thành ở đường cong bé của hang vị.
Loét Tá tràng mặt khác thường phát triển ngay sau cơ vòng môn vị và thường có sự phì đại tuyến Brunner là hậu quả khi cơ chế cố tiết nhiều chất nhày hơn để bào vệ vùng bị tổn thương.
Các vết loét sâu có thể ăn mòn vào mạch máu bên dưới và gây chảy máu, điều này cực kỳ nguy hiểm nếu có động mạch gần đó vì chúng có thể gây xuất huyết vào đường tiêu hoá và việc mất máu ồ ạt sau cùng có thể dẫn đến shock.
Hai vị trí nguy hiểm đáng chú ý là khi vết loét ở bờ cong bé Dạ dày, ăn mòn vào động mạch vị trái và khi vết loét ở thành sau Tá tràng ăn mòn vào động mạch vị Tá tràng.
Một biến chứng khác là thủng đó là khi một vết loét ăn mòn hoàn thành Dạ dày hoặc Tá tràng cho phép các thành phần tiêu hoá như thức ăn chưa được tiêu hoá và các chất tiết Dạ dày vào trong khoang phúc mạc, khoang này thường là vô trùng.
Thủng là một biến chứng thường gặp của loét thành trước Tá tràng, khi chúng xuyên thủng, không khí bắt đầu tập trung dưới cơ hoành kích thích thần kinh hoành và gây đau quy chiếu lên vai.
Cuối cùng và rất hiếm gặp là loét Tá tràng lâu dài ở gần cơ thắt môn vị, đôi khi có thể có phù hoặc sẹo gây cản trở đường thoát các thành phần Dạ dày vào ruột non dẫn đến tắc nghẽn dạ dày, điều này có thể nhanh chóng dẫn tới buồn nôn hoặc nôn vì thức ăn không thể đi qua được.
Triệu chứng chính của loét Dạ dày- Tá tràng là đau vùng thượng vị, đau hoặc nóng rát ở vùng bụng trên, các triệu chứng khác là đầy hơi, ợ hơi và nôn.
Điển hình cơn đau của loét Dạ dày tăng lên trong bữa ăn do sự hiện diện của thức ăn cũng như sản xuất Acid Clohydric được kích thích bởi quá trình ăn. Ngược lại, cơn đau của loét Tá tràng giảm khi ăn. Đây có thể là lý do tại sao loét Dạ dày liên quan đến việc sụt cân trong khi loét Tá tràng lại liên quan tăng cân.
Loét Dạ dày- Tá tràng có thể được chẩn đoán bằng nội soi tiêu hoá trên, đó là khi một ống được luồn qua thực quản vào Dạ dày và sau đó là đoạn gần Tá tràng để tìm vết loét.
Trong thủ thuật sinh thiết thường được thực hiện để đảm bảo không có dấu hiệu của tế bào ác tính và để xem liệu có dấu hiệu nhiễm H. Pylori hay không.
Nếu có nhiễm trùng H. Pylori điều trị thường bằng thuốc kháng sinh và thuốc giảm acid. Đặc biệt là các thuốc ức chế bơm Proton, các chất có thể làm trầm trọng thêm loét Dạ dày- Tá tràng bao gồm NSAIDS cũng như rượu, thuốc lá, cafe… vì vậy ngừng sử dụng tất cả càng sớm, càng tốt và trong những trường hợp thực sự nghiêm trọng phẫu thuật có thể là cần thiết..
Tóm tắt nhanh.
Bệnh Dạ dày là một khiếm khuyết phát triển trong màng nhầy của Dạ dày hoặc Tá tràng và gây đau vùng thượng vị. Thỉnh thoảng chúng có thể gây các biến chứng như chảy máu, thủng và tắc nghẽn.
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân là do nhiễm H. Pylori hoặc sử dụng NSAIDS.
Đánh giá:
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Chia sẻ bài viết: