I. Nhiễm trùng vết mổ là gì?
– Nhiễm trùng vết mổ (NTVM) là tình trạng nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật, xảy ra trong vòng 30 ngày với phẫu thuật không cấy ghép hoặc 90 ngày với phẫu thuật có cấy ghép các bộ phận nhân tạo.
Hình ảnh nhiễm trùng vết mổ
II. Phân loại nhiễm trùng vết mổ gồm có:
– Nhiễm trùng nông: Nhiễm trùng liên quan đến da và mô dưới da.
– Nhiễm trùng sâu: Nhiễm trùng liên quan mô mềm sâu hơn như ở cân và cơ.
– Nhiễm trùng cơ quan: Nhiễm trùng ở cơ quan hoặc khoang cơ thể được mở ra trong quá trình làm thủ thuật, phẫu thuật.
Hoặc phân loại NTVM theo mức độ như sau:
– Độ 1: Nhiễm trùng da và chân chỉ đỏ.
– Độ 2: Nhiễm trùng mô dưới da.
– Độ 3: Nhiễm trùng cân và cơ.
– Độ 4: Thấy tạng và lớp phúc mạc che phủ.
Hình ảnh vết thương bị nhiễm trùng
III. Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
1. Yếu tố bệnh nhân.
– BN đang mắc nhiễm trùng tại vùng phẫu thuật hoặc vị trí khác trên cơ thể.
– BN bị đa chấn thương, vết thương dập nát.
– BN mắc đái tháo đường.
– BN nghiện thuốc lá.
– BN suy giảm miễn dịch, đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch.
– BN béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
– BN có thời gian nằm viện lâu trước khi mổ.
– BN có tình trạng bệnh càng nặng thì nguy cơ nhiễm trùng vết mổ càng cao.
Đái tháo đường nguy cơ nhiễm trùng vết mổ rất cao
2. Yếu tố môi trường.
– Vệ sinh tay trước phẫu thuật không đủ thời gian hoặc không đúng kỹ thuật.
– Xà phòng khử khuẩn, vệ sinh vùng rạch da, cạo lông không đúng thời điểm và kỹ thuật.
– Thiết kế buồng phẫu thuật, điều kiện khu phẫu thuật không bảo đảm kiểm soát nhiễm trùng, vô khuẩn.
– Dụng cụ y tế không đảm bảo vô khuẩn.
– Nhân viên tham gia phẫu thuật không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn.
IV. Nhiễm trùng vết mổ được chẩn đoán như thế nào?
Dựa vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán NTVM với 3 mức độ: Nông, sâu và cơ quan.
1. Nhiễm trùng nông.
Nhiễm trùng xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật và chỉ xuất hiện ở vùng da hay vùng dưới da tại đường mổ. Và có các triệu chứng:
– Chảy mủ từ vết mổ nông.
– Phân lập vi khuẩn từ cấy dịch hay mô được lấy vô trùng từ vết mổ.
– Có ít nhất 1 trong những triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đau và cần mở bung vết mổ, trừ khi cấy dịch vết mổ âm tính.
Dấu hiệu vết thương hoại tử
2. Nhiễm trùng sâu.
– Nhiễm trùng sâu xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hay 1 năm đối với đặt implant.
– Xảy ra ở mô mềm sâu (cân/cơ) của đường mổ và có ít nhất 1 trong các triệu chứng sau:
+ Chảy mủ từ vết mổ sâu nhưng không từ cơ quan hay khoang nơi phẫu thuật.
+ Vết thương hở da sâu tự nhiên hay do mở vết thương khi có ít nhất một trong các triệu chứng sốt > 38oC, sưng, nóng, đỏ, đau, trừ khi cấy dịch vết mổ âm tính.
– Áp xe hay bằng chứng khác của nhiễm trùng qua thăm khám, phẫu thuật lại, Xquang hay giải phẫu bệnh.
3. Nhiễm trùng cơ quan/khoang phẫu thuật.
Nhiễm trùng xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hay 1 năm đối với đặt implant, ở bất kỳ cơ quan bên trong nào của cơ thể.
– Chảy mủ từ dẫn lưu nội tạng.
– Phân lập vi khuẩn từ cấy dịch hay mô, được lấy vô khuẩn ở cơ quan hay khoang nơi phẫu thuật.
– Áp xe hay bằng chứng khác của nhiễm trùng qua thăm khám, phẫu thuật lại, Xquang hay giải phẫu bệnh.
V. Cận lâm sàng giúp chẩn đoán nhiễm trùng vết mổ.
– Siêu âm.
– Xét nghiệm máu cho thấy bạch cầu tăng cao, bạch cầu trung tính chiếm ưu thế.
– Nuôi cấy dịch tại vết mổ và làm kháng sinh đồ.
– CRP.
– Xét nghiệm chức năng gan, thận.
Siêu âm đánh giá mức độ tổn thương nhiễm trùng vết mổ
VI. Nhiễm trùng vết mổ gây ra những biến chứng gì?
– Biến chứng tại chỗ bao gồm:
+ Vết thương chậm liền và không liền.
+ Viêm mô tế bào.
+ Hình thành áp- xe.
+ Viêm tủy xương.
– Biến chứng toàn thân:
+ Nhiễm trùng huyết do khả năng lây lan theo đường máu xa.
+ Nguy cơ tử vong.
Miếng dán trị nhiễm trùng vết mổ
VII. Cách điều trị tại nhà nhiễm trùng vết mổ.
Bs Tuy giới thiệu trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ ruột thừa được điều trị bằng Cao dán gia truyền.
Tóm tắt bệnh sử.
Bệnh nhân mổ cấp cứu do vỡ ruột thừa viêm tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn, sau khi mổ ổn định về nhà điều trị tiếp. Khi về nhà, các chân chỉ khâu bắt đầu nhiễm trùng, mưng mủ và chảy dịch, một số chỗ không liền miệng vết mổ. Sau đó bệnh nhân nhập viện lại để làm sạch miệng vết mổ và khâu lại.
Nhưng sau mổ lần hai có chỗ liền miệng, có chỗ lại toác rộng, kèm theo đau, sốt, chảy dịch tại vết mổ.
Bệnh nhân biết đến Cao dán điều trị các vết mổ không liền và đã liên hệ Bs Tuy qua Zalo theo sđt 0989.745.077 để được tư vấn điều trị.
Hội thoại Zalo bệnh nhân tương tác và gửi hình ảnh nhiễm trùng vết mổ để được tư vấn và lựa chọn Cao dán cho phù hợp. Bệnh nhân có chia sẻ bị viêm ruột thừa vỡ và được cấp cứu tại bệnh tỉnh Lạng Sơn. Sau 35 ngày mổ hiện tại vết mổ như hình ảnh. Vết này là đã vào viện mổ cắt lọc và khâu lại hiện bị như vậy.
Sau khi Bs Tuy tư vấn bệnh nhân hẹn sẽ xuống trực tiếp để được tư vấn điều trị
Hãy xem clip Bs Tuy thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân điều trị bằng Cao dán.
Hình ảnh nhiễm trùng vết mổ
Hình ảnh nhiễm trùng vết mổ sau 12h điều trị Cao dán.
Hình ảnh nhiễm trùng vết mổ sau 36h điều trị Cao dán, chúng ta thấy vết nhỏ đang bắt đầu được thu nhỏ lại.
Tiến triển nhiễm trùng vết mổ
Hình ảnh so sánh nhiễm trùng vết mổ
Sau 10 ngày điều trị vết mổ ổn định Bs Tuy yêu cầu đi cắt toàn bộ chỉ khâu để tổn thương liền hoàn toàn.
Quá trình lành vết thương khâu
Vết thương khâu khô miệng
Liệu trình điều trị dự kiến 20 lá cao to KT 15x 15cm. Nhưng bệnh nhân dùng hết có 11 lá Cao dán ( chi phí 11 x30.000đ/ lá= 330.000đ)
Kháng sinh điều trị nhiễm trùng vết mổ
Khỏi hoàn toàn nhiễm trùng vết mổ ruột thừa
Clip toàn bộ quá trình điều trị cho bệnh nhân.