Sau khi hồi phục từ COVID-19, hầu hết những bệnh nhân đã khỏi COVID-19 sẽ dần dần trở nên tốt hơn trong vài ngày hoặc vài tuần và hồi phục hoàn toàn.
Tuy nhiên, 40% bệnh nhân này vẫn gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn do COVID-19 để lại trong cơ thể mặc dù họ đã khỏi COVID-19 hơn 4 tuần. COVID kéo dài thường thấy ở những bệnh nhân đã hồi phục sau COVID-19 nặng, những bệnh nhân bị viêm phổi nặng và những bệnh nhân mắc nhiều bệnh cơ bản. Hơn nữa, COVID kéo dài phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ và ở người già hơn người trẻ tuổi. COVID kéo dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và một số bệnh nhân có thể không thể sống như bình thường. Thời gian và các triệu chứng của COVID kéo dài có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân.
Hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra COVID kéo dài và lời giải thích rõ ràng của nó, cũng như thời gian tiến triển của bệnh cũng chưa rõ ràng. Tuy nhiên, kết quả từ tình trạng viêm của các cơ quan bên trong và những bất thường về tâm thần xảy ra sau COVID-19 được cho là những yếu tố nguy cơ chính gây ra COVID kéo dài.
Có một số triệu chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải. Các triệu chứng phổ biến của COVID kéo dài bao gồm:
+ Nhóm triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, các triệu chứng sẽ nặng hơn sau các hoạt động thể lực hoặc tinh thần. Đau cơ hay đau khớp. Thay đổi giọng nói và Sốt.
+ Nhóm triệu chứng cơ quan hô hấp, tim mạch: Khó thở hoặc cảm giác hụt hơi. Ho kéo dài. Đau ngực.
+ Nhóm triệu chứng tâm thần kinh và nội tiết: Đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung tư tưởng và rối loại giấc ngủ. Mất vị giác hoặc rối loạn cảm giác vị giác, khứu giác. Trầm cảm hoặc lo âu, chu kỳ kinh nguyệt…
+ Triệu chứng tiêu hóa: Đau dạ dày, tiêu chảy, rối loạn chức năng đại tràng.
Từ xa xưa, các triều đại Trung Hoa và Việt Nam đều rất quý trọng 2 vị thuốc đó là Tam thất và Nhân sâm. Và cho đến bây giờ khi chúng ta nghe đến Tam thất và Nhân sâm là đã mường tượng ra 2 vị thuốc này rất quý và đắt tiền.
Tại sao vậy? Vì hiệu quả cũng như tác dụng của 2 vị thuốc này rất tốt và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Mặc dù hiện tại trên thị trường có rất nhiều và rất nhiều các loại thuốc khác nhau nhưng khi nói tới hoặc nghe tới Tam thất và Nhân sâm là mọi người đều hiểu được tầm quan trọng của 2 vị thuốc này đối với cơ thể con người.
Tam thất còn có tên gọi khác là Kim bất hoán nghĩa là có vàng đôi khi cũng không đổi được. Do vậy từ xa xưa họ đã rất coi trọng Tam thất và nhiều khi có vàng cũng không đổi được Tam thất để điều trị bệnh cũng như bồi bổ cơ thể.
Bao gồm hai dược chất chính quý hiếm là Saponin và Flavonoid.
Saponin: Là dưỡng chất quan trọng trong Tam thất giúp tiêu sưng, giảm đau... Saponin sản xuất ra một hợp chất hoạt động Ginsenosides tác động tới hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ nội tiết, tuỷ xương... có tác dụng khác nhau lên từng cơ quan, bộ phận của cơ thể. Nhờ đó, Saponin trong Tam thất giúp cơ thể chống viêm, chống lại quá trình oxi hóa tế bào, phòng ngừa ung thư….
Flavonoid: Là một thành phần quan trọng góp mặt trong Tam thất, tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, giảm đau, giảm viêm,…
Ngoài ra, Tam thất bắc còn chứa rất nhiều thành phần như: Hợp chất có nhân Sterol, acid amin, các nguyên tố Fe, Ca,… có tác dụng cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng và nhiều công dụng khác.
Trong Đông y, Tam thất bắc có tính ôn, vị đắng, ngọt nhẹ. Tác dụng của Tam thất bắc chủ yếu vào thận và gan, giúp bổ huyết, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu ứ huyết, giảm đau...
Uống bột Tam thất đúng cách, hợp lý sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ, cụ thể như sau:
- Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, sức khoẻ cho người dùng.
- Kích thích hệ tiêu hoá giúp ăn ngon miệng và hấp thu dinh dưỡng tốt.
- Bổ máu, tốt cho hệ tim mạch, ổn định hệ tuần hoàn máu.
- Kích thích thần kinh, giải stress tốt, chống trầm cảm.
- Chống viêm, giảm đau cơ, xương, khớp, phòng ngừa và hỗ trợ ung thư.
- Điều trị băng huyết, chăm sóc tử cung cho phụ nữ.
- Rắc bột Tam thất vào vết thương có tác dụng cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng.
- Ngăn ngừa lão hoá, xoá tàn nhanh, nếp nhăn, làm đẹp da.
- Cải thiện sinh lý, tăng ham muốn ở nam giới.
- Sử dụng 8- 10g/ lần đối với người lớn. 4- 6g/ lần với trẻ nhỏ trên 7 tuổi. Ngày dùng 1- 2 lần.
Lưu ý. Không nên dùng vào buổi tối sau 19h vì nhiều khả năng chúng có thể khiến bạn khó ngủ.
1 Cách đơn giản.
- Hoà 8- 10g bột Tam thất vào cốc nước ấm ( có thể thêm chút mật ong) uống vào mỗi buổi sáng sau ngủ dậy.
2.1 Chuẩn bị nguyên liệu.
- Gà 1 con khoảng 500g ( gà ác tiềm hoặc gà ri đều được)
- Bột Tam thất nguyên chất 12g.
- Các vị thuốc Đông y bao gồm: Táo tầu 3 quả. Đảng sâm 11g. Kỷ tử 7g. Hoài sơn 6g. Ý dĩ 9g. Đương quy 2g.
- Nồi đất hoặc nồi áp suất, gia vị, bếp…
2.2 Giai đoạn sơ chế.
- Rửa sạch gà bằng nước muối pha loãng.
2.3 Giai đoạn hầm gà.
- Cho gà đã làm sạch vào nồi.
- Tẩm ướp các loại gia vị như hạt nêm, gừng, nước mắm để thịt gà ngấm đều gia vị.
- Cho các loại nguyên liệu như: Tam thất. Táo tầu. Đảng sâm. Kỷ tử. Hoài sơn. Ý dĩ. Đương quy. vào trong bụng gà.
- Đổ nước vào sao cho gà ngập nước và ninh khoảng 60 phút cho gà chín mềm. Khi ngửi thấy mùi thơm đặc trưng của thuốc bắc cũng như gà hầm Tam thất là được.
Lưu ý.
- Một tuần chỉ nên ăn Gà hầm Tam thất từ 1- 2 lần. Những ngày ăn thì dừng sử dụng Tam thất buổi sáng.
- Nên ăn Gà hầm Tam thất lúc vẫn còn nóng.
Đánh giá:
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Chia sẻ bài viết: