Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng nhưng phần lớn là do chế độ ăn uống không điều độ, thiếu khoa học như đồ ăn thức uống mất vệ sinh, đồ ăn ôi thiu, khó tiêu, gây hại cho niêm mạc đại tràng; có giun sống ký sinh trong ruột; chế độ sinh hoạt không hợp lý như làm việc liên tục không được nghỉ ngơi, gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Tuy nhiên không phải viêm đại tràng nào cũng có nguyên nhân rõ ràng, đôi khi không xác định được nguyên nhân cụ thể.
Phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích
Viêm đại tràng: Là tình trạng viêm trong niêm mạc đại tràng. Điều này có thể xảy ra do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, thiếu máu hoặc tổn thương đại tràng miễn dịch không rõ nguyên nhân.
Hội chứng ruột kích thích (IBS): Là một rối loạn chức năng đại tràng. Không có tổn thương thực thể đại tràng. Bệnh nhân có thể tiêu chảy, có thể táo bón hoặc xen kẽ, thường xảy ra sau ăn. Các triệu chứng đau bụng, chướng bụng khó chịu ở bụng thường giảm sau khi đi tiêu.
Bệnh viêm đại tràng cấp tính
Bệnh viêm đại tràng cấp tính có liên quan chặt chẽ với vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Vì trong các môi trường đó có rất nhiều các loại vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng).
Triệu chứng đau bụng là chủ yếu, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng. Tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy),người mệt mỏi, gầy sút nhanh.
Viêm đại tràng cấp diễn biến nhanh chóng gây mất nước và điện giải nếu không chữa trị kịp thời có thể bị trụy tim mạnh. Người bệnh không được chủ quan trước những triệu chứng này, mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Tiêu hóa.
Viêm đại tràng mãn tính là gì?
Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nhiều nguyên nhân khác nhau, thông thường do đại tràng mắc bệnh cấp tính không được điều trị dứt điểm.
Viêm đại tràng mạn tính là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có nước ta, số người bị viêm đại tràng mạn tính ở nước ta chiếm tỉ lệ khoảng 20% dân số và đang có xu hướng gia tăng.
Viêm đại tràng mãn tính là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng xuất hiện các vết loét, sung huyết và xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp-xe nhỏ...
1. Triệu chứng viêm đại tràng mạn
Đau bụng là triệu chứng hay gặp nhất. Đau âm ỉ ở phần dưới rốn, có thể đau bụng dọc theo khung đại tràng. Sau khi ăn, đau bụng dễ xuất hiện, đôi khi đau, buồn đi ngoài, sau khi đại tiện, hết đau.
Nhiều trường hợp, ban đêm đau bụng nhiều hơn, nhất là lạnh. Kèm theo đau bụng, trung tiện nhiều là rối loạn tiêu hóa, phân nát, không thành khuôn, đi đại tiện nhiều lần, đôi khi phân lại rắn gây táo bón.
Viêm đại tràng mạn tính không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh, mà còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng hơn so với người bình thường.
Do vậy, người bệnh cần đi khám Tiêu hóa và điều trị bệnh dứt điểm để giảm thiểu những biến chứng xấu có thể xảy ra.
2. Nguyên nhân thường gặp gây viêm đại tràng mạn
-
Viêm đại tràng do amip
-
Viêm đại tràng do lao (lao ruột)
-
Viêm đại tràng giả mạc
-
Viêm loét đại tràng vô căn...
Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng là bệnh lý lành tính, song nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể xảy ra biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh, ví dụ như viêm phúc mạc, ung thư đại tràng…
Viêm đại tràng có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong, thường gặp ở bệnh nhân viêm loét đại tràng và bệnh crohn. Các biến chứng như: chít hẹp đại tràng, rò ruột, áp xe đại trực tràng, thủng ruột hoặc phình đại tràng nhiễm độc. Viêm loét đại tràng lâu ngày còn tăng nguy cơ phát triển ung thư ruột làm tăng tỉ lệ tử vong. Ngoài ra, các biến chứng ngoài đường tiêu hóa có thể gặp như: loãng xương, tình trạng tăng đông, thiếu máu, sỏi mật, loét áp tơ, viêm đường mật xơ hóa nguyên phát, viêm khớp…
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như thế nào khi mắc bệnh viêm đại tràng
Chế độ dinh dưỡng
Người viêm đại tràng mạn nên ăn các loại thức ăn nào?
-
Gạo, khoai tây.
-
Thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa không có lactose, sữa chua.
-
Khi ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, trứng nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến.
-
Các loại rau xanh nhiều lá: rau ngót, rau muống, rau cải… nên nhặt phần rau non để ăn.
-
Các rau họ cải: bắp cải, củ cải.
Không nên ăn, uống các loại thực phẩm sau:
-
Trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, dưa cà muối rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng.
-
Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) nhằm chống tiêu chảy vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này do đó ăn sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
-
Tránh dùng những thức ăn cứng như: rau sống, ngô hạt, măng…ảnh hưởng xấu đến vết loét. Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào rán.
Chế độ sinh hoạt
Tránh căng thẳng, stress; nên vận động mỗi ngày. Ngoài ra, người dân nên khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tật, phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm đại tràng.
Để tránh mắc phải bệnh đại tràng, hoặc tránh để biến chứng nguy hiểm xảy ra, người dân nên nâng cao việc phòng ngừa bằng cách thiết lập một chế độ ăn, uống khoa học; sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng stress; tẩy giun định kỳ. Ngoài ra, người dân cũng nên đi thăm khám sức khỏe thường niên nhằm tầm soát, phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm đại tràng
Thuốc Đông y đặc trị viêm dạ dày An toàn - Hiệu quả
Khi nhận biết những dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán điều trị bệnh sớm. Để xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh được thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán:
-
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng thiếu máu, tình trạng nhiễm trùng, hoặc các nguyên nhân miễn dịch khác.
-
Xét nghiệm mẫu phân: Hồng cầu, bạch cầu hoặc ký sinh trùng trong phân có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân viêm đại tràng chính xác hơn.
-
Nội soi đại tràng: Phương pháp này cho phép bác sĩ xem toàn bộ ruột kết bằng một ống mỏng, linh hoạt, có ánh sáng và được gắn camera ở đầu. Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể lấy các mẫu mô nhỏ (sinh thiết) nhằm khẳng định chẩn đoán chính xác hơn.
-
Nội soi đại tràng sigma: Bác sĩ sử dụng một ống nội soi mảnh, linh hoạt, có ánh sáng để kiểm tra trực tràng và đại tràng xích ma – phần dưới của đại tràng.
-
Chụp X-quang: Nếu người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chụp X-quang vùng bụng tiêu chuẩn để loại trừ các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như thủng ruột kết, tắc ruột.
-
Chụp cắt lớp: Chụp CT vùng bụng hoặc xương chậu có thể được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ biến chứng từ viêm đại tràng. Chụp CT cũng có thể tiết lộ mức độ viêm của ruột kết.
-
Chụp cắt lớp vi tính (CT) ruột non và cộng hưởng từ (MR) ruột: Bác sĩ có thể đề nghị một trong những xét nghiệm không xâm lấn này nếu họ muốn loại trừ bất kỳ chứng viêm nào trong ruột non. Các xét nghiệm này nhạy cảm hơn để xác định tổn thương cũng như biến chứng trong ruột non so với các xét nghiệm hình ảnh thông thường.
Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc Đông y là lựa chọn an toàn, lành tính, mang lại hiệu quả lâu dài .Ngày nay với việc phát triển của Y học phương Tây, những loại thuốc mới được điều chế để chữa trị cho người bệnh. Tuy nhiên bên cạnh đó Đông Y vẫn giữ được nét đặc trưng riêng của mình khi rất nhiều loại thuốc tiếp tục được lưu truyền từ đời này sang đời khác và ngày càng được phát huy công dụng của mình và bài thuốc Đông Y chữa đau đại tràng là một trong những bài thuốc gia truyền và có tác dụng rất cao trong việc điều trị bệnh.
Thuốc dạ dày đại tràng
1. Thành phần.
- Gồm các vị thuốc đông dược, được bào chế theo bí quyết gia truyền.
2. Công dụng.
- Hỗ trợ các bệnh lý dạ dày như: Ợ hơi, ợ chua, viêm trợt, loét, trào ngược dịch vị dạ dày...
- Hỗ trợ các bệnh lý về đường tiêu hoá như: Ăn uống khó tiêu, viêm ruột, viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính...
- An thần, tạo giấc ngủ sinh lý.
3. Liều dùng.
- Người lớn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12 viên, sáng, chiều sau ăn 30 phút.
- Trẻ em từ 2-6 tuổi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 viên, sáng, chiều sau ăn 30 phút.
- Trẻ em từ 6- 16 tuổi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 7 viên, sáng, chiều sau ăn 30 phút.
LƯU Ý
- Kiêng kỵ. Rượu, bia, các chất cay nóng... trong quá trình sử dụng thuốc.
- Không dùng cho phụ nữ có thai và đang nuôi con bú.
- Dừng sử dụng khi có biểu hiện quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
BẢO QUẢN
- Nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.