Trào ngược dạ dày là một tình trạng phổ biến khi axit dạ dày bắt đầu tràn ngược lên ống thực quản, gây ra cảm giác châm chích đắng, đau rát, và đôi khi làm tổn thương niêm mạc thực quản. Trong y học truyền thống của Trung Quốc, tam thất bắc (Radix Codonopsis) được coi là một trong những thảo dược có khả năng cải thiện tình trạng này. Theo đông y, tam thất bắc là dược liệu có vị đắng và mang lại những tác dụng như cầm máu, bổ máu, kháng viêm, giảm đau và tiêu sưng. Bên cạnh đó những công dụng này rất phù hợp trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày, bao gồm cả trào ngược dạ dày.
Theo nghiên cứu trong tam thất bắc có chứa các thành phần như đường, nguyên tố khoáng vi lượng như Ca, Fe, hoạt chất Saponin: Arasaponin A, Arasaponin B… đêm lại rất nhiều tác dụng:
– Trung hòa dịch vị axit dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.
– Cầm máu, tiêu viêm.
– Nhanh làm lành các tổn thương, vết loét trên dạ dày.
– Phòng ngừa ung thư dạ dày.
– Kích thích hoạt động tiêu hóa được vận hành tốt hơn.
– Giảm hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, đầy bụng.
– Tăng cường sức khỏe, hạn chế các cơn đau thượng vị tái phát.
Như vậy có thể thấy tam thất bắc là loại dược liệu rất phù hợp với tình trạng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách sử dụng của người bệnh thì tam thất mới có thể phát huy được hết công dụng của nó.
Cháo tam thất hầm với xương heo là món ăn rất nhiều chất dinh dưỡng tốt, giúp cơ thể người bệnh nhanh chóng phục hồi sau quá trình điều trị dài. Đặc biệt món ăn này còn rất phù hợp với người bệnh đau dạ dày mãn tính, trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày…
Nguyên liệu gồm: củ tam thất, gạo nếp và xương ống lợn.
Cách thực hiện:
– Rửa tam thất thật sạch rồi đem đi ngâm nước cho mềm. Hoặc có thể đem tam thất nghiền nhỏ hoặc thái lát.
– Cho tất cả nguyên liệu vào nồi rồi thêm một lượng nước vừa đủ để nấu cháo. Hầm cho đến khi cháo chín nhừ rồi bắc ra.
– Cháo để nguội, dùng ăn thay cơm. Một tuần ăn 3 lần, duy trì liên tục trong một tháng sẽ thấy các triệu chứng trào ngược dạ dày thuyên giảm rõ rệt.
Mật ong có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp nhanh làm lành vết viêm loét ở dạ dày hiệu quả. Khi kết hợp tam thất với mật ong sẽ làm tăng hiệu quả đối với người bị trào ngược dạ dày.
– Nguyên liệu: Mật ong và bột tam thất.
– Cách thực hiện: Tam thất bắc rửa sạch với nước rồi đem phơi khô, sau đó mang đi nghiền thành bột mịn. Trộn bột tam thất với mật ong rồi vo lại thành từng viên nhỏ. Bảo quản trong lọ thủy tinh và để sử dụng dần.
– Cách sử dụng: Uống 3 đến 4 viên trước ăn mỗi ngày để giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày.
* Lưu ý: Do mật ong có tính nóng nên phụ nữ có thai và trẻ em nên hạn chế sử dụng.
Tam thất bắc khi kết hợp với nhiều vị thảo dược tự nhiên khác nhau sẽ giúp khắc phục các triệu chứng, hạn chế tình trạng bệnh tái phát của bệnh. Với phương pháp này, người bệnh nên duy trì sử dụng trong một thời gian dài để thấy được hiệu quả tốt nhất.
– Chuẩn bị: Tam thất và các thảo dược khác bao gồm dạ cẩm, lược vàng, bột nghệ, thiên ngóc, linh truật, mật ong rừng, long độ, sinh khương, hoàng kỳ, phục linh, mộc lan, lục phàn.
– Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm nước đun sôi lên. Bỏ phần bã rồi chắt lấy nước để uống
– Cách sử dụng: Uống mỗi ngày 1 lần cho đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn.
Việc kết hợp tam thất và nghệ sẽ giúp chữa các bệnh dạ dày rất hiệu quả. Vì nghệ vốn được coi là một dược liệu “khắc tinh” của bệnh dạ dày. Trong nghệ có chứa hàm lượng lớn curcumin có tác dụng làm lành các tổn thương ở dạ dày. Đồng thời còn giúp kích thích hệ tiêu hóa và giúp cho việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất. Để phát huy hết các công dụng của nghệ với tam thất bạn hãy kết hợp như sau:
Nguyên liệu: Bột tam thất, bột nghệ và mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
– Đun bột tam thất lên sau đó cho ra cốc rồi thêm tinh bột nghệ và mật ong vào khuấy đều.
– Uống mỗi ngày một lần sẽ thấy bệnh nhanh thuyên giảm.
Mặc dù tam thất bắc được biết đến là một loại thảo dược tự nhiên có tác dụng làm dịu dạ dày và ổn định hệ tiêu hóa, nhưng việc sử dụng tam thất bắc cũng cần được thực hiện một cách cẩn thận, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng tam thất trong trường hợp này:
Phụ nữ đang mang thai, người đang mắc cảm lạnh nặng hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn rong kinh nặng nên tránh sử dụng tam thất để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
Tam thất không nên được sử dụng đồng thời với các loại thuốc chỉ huyết hoặc thuốc chống đông máu mà không có sự giám sát của bác sĩ.
Sử dụng tam thất quá liều có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác không mong muốn với các loại thuốc khác đang được sử dụng. Không nên sử dụng quá 9g tam thất trong một ngày để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Tránh kết hợp tam thất với các loại trà có mùi hương mạnh, vì điều này có thể làm giảm hiệu quả của tam thất.
Người bệnh cần kết hợp sử dụng tam thất với thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất xơ và vitamin, hạn chế đồ uống có cồn và thuốc lá, cũng như các loại thực phẩm có vị chua.
Tuy tam thất bắc có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bị trào ngược dạ dày, nhưng việc sử dụng nó cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ các hướng dẫn và lưu ý trên để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Đánh giá:
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Chia sẻ bài viết: