Đau dạ dày và đau đại tràng đều là những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến với dấu hiệu đặc trưng là những cơn đau dai dẳng khó chịu ở bụng. Tính chất của 2 bệnh này khá nhau và để có hướng điều trị khắc phục khi vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng, trước hết người bệnh cần phải hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh.
Đau dạ dày là một vấn đề phổ biến ở đường tiêu hóa, liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống hàng ngày. Bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, đồng thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Sử dụng thuốc điều trị đúng cách ngay khi có những triệu chứng, dấu hiệu ban đầu sẽ giúp bạn kiểm soát tốt căn bệnh này.
Đau dạ dày (hay đau bao tử) là bệnh lý chỉ tình trạng tổn thương, viêm nhiễm bên trong dạ dày. Điểm đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của những cơn đau ở khu vực thượng vị kèm theo tình trạng chán ăn, ợ chua, buồn nôn… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng phổ biến nhất là do viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn HP, lạm dụng thuốc Tây…
Là một cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn nên khi bị đau, dạ dày sẽ không thể thực hiện được đầy đủ chức năng vốn có của nó. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn để nuôi cơ thể, từ đó khiến người bệnh bị suy giảm sức khỏe và có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chứng đau dạ dày có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, từ trẻ em cho đến người già. Chính vì vậy, việc chủ động tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như biểu hiện của bệnh sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa hữu hiệu và sớm nhận biết được bệnh ngay khi vừa mắc phải.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Trong đó phải kể đến như:
● Hoạt động của một số loại vi sinh vật gây hại: Một trong số những tác nhân chính gây ra căn bệnh đau dạ dày chính là do hoạt động của nhiều loại nấm, vi khuẩn gây hại. Trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP không chỉ gây ra tình trạng đau dạ dày mà còn là yếu tố thúc đẩy tình trạng xuất huyết, viêm loét dạ dày phát triển nặng hơn. Việc ăn uống nhiều loại thức ăn độc hại, sử dụng nhiều bia rượu sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
●Thói quen ăn uống không khoa học: Chế độ ăn uống bất ổn và thiếu khoa học chính là yếu tố hàng đầu gây ra bệnh lý đau dạ dày. Nhiều người thường có thói quen ăn uống không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa, ăn quá khuya, ăn quá no hoặc hay để bụng đói… Chính điều này sẽ khiến cho chức năng của dạ dày bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều thực phẩm cay nóng, chiên rán qua quá nhiều dầu cũng là yếu tố thúc đẩy căn bệnh đau dạ dày phát triển. Ngoài ra, thói quen vừa ăn, vừa đọc sách, chơi game… cũng là tác nhân khiến cho dạ dày bị đau.
● Do yếu tố tâm lý: Những người thường xuyên phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng, stress thường có khả năng cao bị đau dạ dày. Nguyên nhân là do lúc này mọi áp lực sẽ khiến cho dạ dày tiết dịch và co bóp mạnh mẽ hơn. Từ đó, lớp niêm mạc sẽ bị bào mòn và gây ra các cơn đau với mức độ và tần suất khác nhau.
● Do ảnh hưởng bởi một số bệnh lý: Những bệnh lý thường gây tác động xấu đến khả năng hoạt động của dạ dày đó là viêm tuyến tụy, viêm ruột, túi mật, hội chứng ruột kích thích… Bên cạnh đó, đau dạ dày cũng có thể là hệ quả do các bệnh lý tuyến giáp gây ra.
● Do lạm dụng thuốc: Việc lạm dụng một số loại thuốc kháng sinh và kháng viêm không steroid sẽ gây ra sự ức chế đối với hệ thống vi sinh vật tồn tại ở trong dạ dày. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải những vấn đề như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, đau dạ dày…
Những dấu hiệu của đau dạ dày thường được biểu hiện khá rõ rệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, triệu chứng của bệnh lại không thực sự rõ ràng mà chỉ xuất hiện các cơn đau âm ỉ vùng bụng. Tuy vậy, khi bị đau dạ dày, người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:
● Đau tức vùng thượng vị: Đây chính là triệu chứng đau dạ dày dễ nhận biết nhất. Bệnh nhân xuất hiện những cơn đau rát khó chịu tại vùng thượng vị, đi kèm theo đó là cảm giác tức ngực vô cùng khó chịu. Trong một số trường hợp, người bệnh còn bị đau tại vùng bụng bên trái hoặc ở giữa bụng.
● Khả năng ăn uống trở nên kém hơn: Đa phần người bị đau dạ dày thường bị chán ăn. Họ cảm thấy thức ăn không ngon và không có nhu cầu muốn ăn nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thức ăn khi vào trong dạ dày được tiêu hóa khá chậm. Chính vì vậy, người bệnh lúc nào cũng cảm thấy đầy bụng, chướng bụng và ấm ách. Từ đó sẽ gây ra tình trạng chán ăn. Đặc biệt, sau mỗi bữa ăn, người bị đau dạ dày còn xuất hiện cảm giác bỏng rát ở vùng thượng vị. Tình trạng này còn lan sang vùng xương ức và gây cho người bệnh cảm giác buồn nôn.
● Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua: Đây là dấu hiệu rất điển hình thường xảy ra ở người bị đau dạ dày. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hoạt động tiêu hóa thức ăn ở dạ dày bị rối loạn. Sự rối loạn này khiến cho thức ăn trở nên khó tiêu hóa và bị lên men. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng ợ chua, ợ hơi, đau rát vùng thượng vị, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
● Buồn nôn, nôn: Tình trạng này không chỉ là dấu hiệu của đau dạ dày mà còn là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm như viêm loét dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày. Trong trường hợp người bệnh bị nôn nhiều, cơ thể sẽ bị mất nước và mất khả năng cân bằng điện giải. Từ đó sẽ đến đến nguy cơ bị phù nề, thiếu máu và sút cân rõ rệt.
● Chảy máu tiêu hóa: Những triệu chứng đau dạ dày như chảy máu tiêu hóa đó là người bệnh bị nôn ra máu đen hoặc máu tươi. Đặc biệt, trong phân còn có lẫn màu đen hoặc màu đỏ tươi của máu. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị choáng váng, chóng mặt, hoa mắt và tụt huyết áp. Nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Loét dạ dày tại vị trí của mạch máu rất dễ gây xuất huyết tiêu hóa. Đây là một trong những biến chứng bệnh viêm loét dạ dày không thể chủ quan vì nếu mất máu quá nhiều có thể dẫn đến tử vong. Tình trạng chảy máu có thể 1 trong 2 trường hợp:
- Máu chảy rỉ rả
Những vết loét nhỏ thường xảy ra hiện tượng này. Tuy máu chảy chỉ nhỏ giọt thôi nhưng với tần suất liên tục và kéo dài sẽ gây ra thiếu máu, khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh, xanh xao,...
Máu chảy ồ ạt
Đây là hiện tượng xảy ra với vết loét sâu và lớn khiến cho mạch máu bị hỏng nên xảy ra tình trạng mất máu nghiêm trọng. Người bệnh có thể đại tiện phân đen hoặc nôn ra máu.
Những tổn thương tại dạ dày xảy ra trong thời gian dài, tái đi tái lại mà không được điều trị triệt để sẽ chuyển biến thành viêm dạ dày mãn tính. Một số trường hợp bệnh lý này có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Khi vết viêm loét dạ dày ăn xuyên qua thành dạ dày hoặc ruột đi vào khoang bụng sẽ làm thủng dạ dày và làm viêm phúc mạc. Biến chứng bệnh viêm loét dạ dày này tuy hiếm gặp nhưng cũng rất nguy hiểm.
Triệu chứng phổ biến mà người bệnh thường gặp là xuất hiện cơn đau bụng đột ngột và vô cùng dữ dội. Cơn đau này thường gây cứng bụng, có cảm giác như bị dao đâm, thậm chí thở mạnh cũng đau. Cơn đau có xu hướng ngày càng tăng và không đáp ứng với thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ bị tụt huyết áp, lạnh chân tay, mệt mỏi,...
Khi đã đến tình trạng viêm phúc mạc thì vi khuẩn trong dạ dày sẽ có cơ hội xâm nhập vào niêm mạc bụng, gây nhiễm trùng máu và tác động xấu đến nhiều cơ quan khác. Nghiêm trọng nhất, viêm phúc mạc còn làm suy đa tạng và gây tử vong khi không được phẫu thuật và cấp cứu kịp thời.
Phần nối giữa ruột non với dạ dày được gọi là môn vị, đóng vai trò giữ thực phẩm để thức ăn đi xuống ruột non từ từ và đều đặn. Viêm loét dạ dày rất dễ làm hẹp môn vị sinh ra các triệu chứng: đau bụng âm ỉ kéo dài, chướng bụng, buồn nôn và nôn ra thức ăn chưa được tiêu hóa hết.
Đây chính là biến chứng bệnh viêm loét dạ dày ở mức độ nguy hiểm nhất. Nó có nguy cơ cao ở những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do HP mãn tính không được điều trị. Người bệnh khi bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng mà đến giai đoạn cuối mới có tình trạng sụt cân rõ rệt, ăn kém, mệt mỏi,... nên dễ chủ quan, không phát hiện bệnh sớm nên tính mạng bị đe dọa.
Bệnh đau dạ dày là một trong những căn bệnh mãn tính khó điều trị dứt điểm và có tần suất tái phát nhiều lần. Có rất nhiều các phương pháp điều trị viêm dạ dày được chia sẻ. Ngoài các phương pháp điều trị theo Y Học Hiện Đại thì chữa dạ dày bằng đông y cũng được rất nhiều người áp dụng.
Hiện nay, các thuốc tây y điều trị viêm dạ dày khá phổ biến do đặc tính dễ sử dụng rộng rãi nhiều đối tượng và việc tiện lợi khi sử dụng cũng như kê đơn. Nhưng việc sử dụng các thuốc tây y kéo dài để điều trị viêm dạ dày có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn.
Các tác dụng phụ thường gặp ở người bệnh sử dụng thuốc tây y điều trị viêm dạ dày như: sử dụng thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP dạ dày gây tác dụng phụ là rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón), rối loạn thần kinh trung ương (hoa mắt chóng mặt, nhức đầu); các thuốc ức chế acid dạ dày làm tăng độ PH tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển là nguy cơ của các bệnh ung thư dạ dày và các thuốc thường thận trọng cho phụ nữ mang thai và cho con bú...
Chính vì những lý do trên, nên ngày càng có nhiều người tìm đến cách điều trị dạ dày bằng đông y, bởi sự hiệu quả cũng như an toàn khi dùng thuốc. Hầu hết các nguyên liệu trong bài thuốc đông y chữa bệnh dạ dày là các vị thuốc thảo dược tự nhiên, lành tính, dùng lâu dài không hại và cho hiệu quả lâu bền khi bốc thuốc đúng bệnh. Song song với tác dụng điều trị viêm dạ dày, các thuốc đông y cũng hỗ trợ chức năng gan thận, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn, nâng cao sức khỏe, và tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc đông y điều trị viêm dạ dày có giá thành thấp hơn so với các điều trị khác (nhất là phương pháp phẫu thuật).
Thuốc dạ dày đại tràng
- Gồm các vị thuốc đông dược, được bào chế theo bí quyết gia truyền.
- Hỗ trợ các bệnh lý dạ dày như: Ợ hơi, ợ chua, viêm trợt, loét, trào ngược dịch vị dạ dày...
- Hỗ trợ các bệnh lý về đường tiêu hoá như: Ăn uống khó tiêu, viêm ruột, viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính...
- An thần, tạo giấc ngủ sinh lý.
- Người lớn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12 viên, sáng, chiều sau ăn 30 phút.
- Trẻ em từ 2-6 tuổi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 viên, sáng, chiều sau ăn 30 phút.
- Trẻ em từ 6- 16 tuổi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 7 viên, sáng, chiều sau ăn 30 phút.
LƯU Ý
- Kiêng kỵ. Rượu, bia, các chất cay nóng... trong quá trình sử dụng thuốc.
- Không dùng cho phụ nữ có thai và đang nuôi con bú.
- Dừng sử dụng khi có biểu hiện quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
BẢO QUẢN
- Nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
Đánh giá:
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Chia sẻ bài viết: