Tam thất bắc hay còn gọi là Kim bất hoán, Thổ sâm hay Sâm tam thất, cây Xuyên tam thất. Tam thất bắc có họ hàng với nhân sâm nên dù là cây sống lâu năm nhưng thân cây cao chỉ khoảng 40cm với 3-4 lá mọc vòng, Tam thất bắc củ khô rất rắn có hình con quay, trụ hoặc giống con ốc đá, xung quanh củ nổi nhiều sần sùi màu chì, vàng nhạt, vị đắng hơi ngọt, đầu lá nhọn có viền răng cưa. Hoa tam thất bắc có màu lục vàng nhạt, quả thì hình cầu, màu đỏ khi chín.
Tam thất nam
Tam thất nam thì khác hẳn.Tam thất nam thuộc loại cây ưa ẩm, hơi chịu bóng. Mọc tự nhiên ở ven bờ suối, ao hồ, khe đá. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện trồng xen với các loại cây khác. Phần trên mặt đất của cây lụi tàn vào mùa đông hằng năm. Đến khoảng tháng 3 năm sau, cây ra hoa sau đó mới ra lá. Ít gặp quả của loại cây này. Thân rễ của nó có tốc độ đẻ nhánh khỏe. Sau 1 năm, từ một củ con ban đầu có thể đẻ thành một khóm lớn khoảng 10 nhánh. Tuy nhiên các củ cái ban đầu nếu không được thu hoạch thì sau 2-3 năm sẽ thối rữa.
Theo dân gian, cả tam thất bắc và tam thất nam đều là nhưng dược liệu có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, xét về mặt giá trị dược liệu thì tam thất bắc được đánh giá tốt hơn rất nhiều so với tam thất nam. Bởi tam thất bắc hiếm hơn, thời gian sinh trưởng, phát triển và thu hoạch dài hơn tam thất nam. Tam thất bắc sau khi trồng 7 năm sau mới có thể thu hoạch, còn tam thất nam có thể thu hoạch hàng năm. Cũng vì lý do đó mà giá bán tam thất bắc cũng cao hơn rất nhiều so với tam thất nam.
Tác dụng cầm máu, bổ máu
Bổ não, bảo vệ tim mạch: Hoạt chất noto ginsenosid có tác dụng dãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Hạn chế, ngăn ngừa bệnh thiếu máu não.
Tăng cường trí nhớ, hỗ trợ điều trị trầm cảm, giảm stress, phục hồi hệ thần kinh trung ương
Chống lão hóa: Trong thành phần của củ tam thất có chứa các thành phần giúp hạn chế các gốc tự do.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị ung thư
Điều hòa kinh nguyệt: trong thành phần hoạt chất của củ tam thất có chứa chất có thể điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ.
Điều tiết đường huyết
Bảo vệ tim mạch, chống các tác nhân gây loạn nhịp
Kích thích sự phát triển của hệ miễn dịch
Theo y học cổ truyền, Tam thất nam có vị cay, đắng, mùi hắc, tính ôn. Khác với Tam thất bắc có vị tiền khổ hậu cam, tức là trước đắng sau ngọt. Các y văn cổ có đề cập đến tác dụng thông kinh, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, chỉ thống. Dân gian thường sử dụng vị thuốc này để trị các chứng tiêu hóa kém, nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, đau bụng hành kinh.
Cho đến hiện tại, chỉ mới có duy nhất một nghiên cứu khoa học về tác dụng của Tam thất nam được công bố. Nghiên cứu chỉ ra rằng một số hoạt chất có trong dược liệu có khả năng giảm kích thước khối u. Khả năng gây độc các tế bào ung thư hiện đang là tiềm năng đầy hứa hẹn đồi với các hoạt chất này.
Chưa có nhiều bằng chứng về tác dụng của dược liệu này. Hiện nay việc sử dụng cây chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm.
Tam thất bắc và tam thất nam đều được xem là hai vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, xét về giá trị dược tính thì tam thất bắc tốt hơn tam thất nam.
Đánh giá:
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Chia sẻ bài viết: