Củ tam thất bắc là loại dược liệu quý được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng cũng hết được các tác dụng chữa bệnh cực hay mà củ tam thất mang lại cho sức khoẻ.
Từ xa xưa tam thất được coi là vị thuốc nam quý hiếm được ví ngang hàng với nhân sâm. Củ tam thất bắc có tác dụng bồi bổ cơ thể, và có tác dụng điều trị được nhiều bệnh. Theo Đông y, tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng hóa ứ, tiêu sưng, giảm đau, cầm máu, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxi hóa, hỗ trợ điều trị bệnh bạch cầu cấp và mạn tính, băng huyết, đau thắt ngực do bệnh mạch vành… Tác dụng bổ máu, điều trị chứng thiếu máu, xanh xao, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe cho người mới ốm dậy, người gầy yếu suy nhược cơ thể, bệnh nhân suy giảm chức năng sinh lý, người bình thường dùng để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Là loại cây thuộc họ sâm có tính nóng giúp giảm strees, căng thẳng thần kinh, giúp hồi phục thần kinh và tăng cường trí nhớ, đẩy lùi mệt mỏi, ngăn chặn các khối u, các tế bào ung thư như ung thư trực tràng, ung thư dạ dày,…
Thành phần hóa học của củ tam thất bắc có các chất bổ dưỡng như acid amin Phenylalanin, leucin, isoleucin, valin, prolin, hợp chất có nhân Sterol, đường, các nguyên tố sắt, canxi và đặc biệt là hoạt chất saponin dạng: G-Rb1, G-Rb2, G-Rd, Gy-XVII, N-R4, Rb2, Rb1, tinh dầu, flovonoid, phytosterol, polysaccharid…
Saponin là dưỡng chất quan trọng trong tam thất bắc giúp tiêu sưng, giảm đau. Saponin sản xuất ra một hợp chất ginsenosides tác động tới hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ nội tiết…, nhờ đó giúp cơ thể chống viêm, chống lại quá trình oxi hóa tế bào, phòng ngừa ung thư. Flavonoid là một thành phần quan trọng góp mặt trong tam thất bắc, tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, giảm đau giảm viêm,…
Theo y học hiện đại, trong thành phần củ tam thất bắc có nhiều tinh chất, dược chất quý hiếm, như các nguyên tố Fe, Ca, acid amin, sterol, đường, và đặc biệt là 2 chất Saponin: Arasaponin A, Arasaponin B thường tìm thấy có trong các củ thuộc họ sâm. Do đó có nhiều đặc tính quý như nhân sâm như tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ và tăng cường sức khỏe, điều trị chứng suy nhược cơ thể, điều trị bệnh về tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường… Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch, hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.
Theo tài liệu nước ngoài, tam thất bắc có tác dụng giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng Cholesterol trong máu, hạ đường huyết, kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, chống viêm tấy giảm đau… được dùng trong các trường hợp huyết áp cao, viêm động mạch vành, đau nhói vùng ngực, đường huyết cao, các chấn thương sưng tấy, đau nhức khớp xương, đau loét dạ dày tá tràng, chống nhiễm khuẩn và nhanh chóng làm lành vết thương, tốt cho người kém trí nhớ, ăn uống kém, ra mồ hôi trộm, lao động quá sức. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, củ tam thất đã được nghiên cứu để phát huy tối đa hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh ung thư tái phát.
Tam thất bắc thường được trồng từ 5 đến 7 năm mới cho thu hoạch, củ tam thất bắc rất cứng kể cả khi còn tươi. Người ta thu hái tam thất vào tháng 11 hàng năm khi cây đã đủ tuổi từ 5 năm trở lên, cây càng lâu càng quý hiếm. Tam thất bắc sẽ được cắt bỏ phần lá và thân, giữ lại phần củ phơi khô làm thuốc. Ngoài ra hàng năm người ta còn thu hái nụ và hoa tam thất bắc vào tháng 8 để làm thuốc. Tam thất bắc thu hoạch vào mùa thu trước khi nở hoa, thường là vào năm thứ năm hoặc thứ bảy từ lúc gieo trồng.
Bột tam thất bắc
Theo y học cổ truyền, Tam thất bắc là một vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng tán ứ chỉ huyết (làm tan huyết ứ và cầm máu), tiêu thũng định thống (làm hết phù nề do ứ trệ và giảm đau). Dưới đấy là một số tác dụng và bài thuốc từ tam thất
Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.
Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm).3. Tác dụng với thần kinh
Dịch chiết rễ tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh. Nhưng dịch chất chiết lá tam thất lại có tác dụng ngược lại: kéo dài tác dụng của thuốc an thần
Dịch chiết của rễ, thân lá, tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.
1. Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.
2. Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.
3. Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.
4. Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.
5. Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.
6. Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.
7. Trong dân gian có bài Thập bổn thang gia giảm có dùng tam thất chữa bệnh băng huyết: tam thất 1g, gia cỏ mực 5g, nhỏ chảo gang 1g, muồng 1g. Thuốc sắc hoặc chế thành bột uống.
8. Đau thắt ngực do bệnh mạch vành: Tam thất 20g, đan sâm 20g sắc uống hoặc lấy nước nấu cháo. Ăn liên tục trong vài tháng.
9. Những trường hợp chảy máu bầm tím do chấn thương, ho ra máu, rong kinh rong huyết, chảy máu cam: Dùng bột hòa nước ấm uống hàng ngày, mỗi ngày 20g.
10. Tam thất còn phối hợp với kỷ tử, cúc hoa chữa các chứng bệnh về mắt.
11. Tam thất với linh chi lại tăng cường miễn dịch, chống stress, cải thiện trí nhớ.
Có nhiều cách sử dụng bột Tam thất như: Pha với cốc nước ấm, có thể cho thêm chút mật ong, hầm Tam thất với gà và một số vị thuốc đông y để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư...
Cách uống bột Tam thất đúng cách.
Tuỳ vào tình trạng bệnh của mỗi người mà liều dùng Tam thất sẽ khác nhau. Liều lượng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của từng người.
Liều dùng thông thường đối với bột Tam thất từ 6-12g/ ngày. Nhưng để uống bột Tam thất bạn nên trao đổi với thầy thuốc để tìm ra liều dùng cho phù hợp.
Bột Tam thất bắc có thể ngâm với mật ong, pha với nước ấm uống để bồi bổ sức khỏe. Người gầy yếu, sức khỏe kém nên uống 1- 2 lần/ ngày. Dưới đây là một số cách uống bột Tam thất hiệu quả, được áp dụng rộng rãi:
Pha bột Tam thất với nước ấm.
- Cách uống bột Tam thất với nước ấm được thực hiện rất đơn giản và nhanh chóng. Bạn lấy 1-2 thìa cà phê bột Tam thất tương đương 6- 12g cho vào 100- 120ml nước ấm uống. Tam thất bắc giúp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, sức khỏe giảm sút...
- Liệu trình uống 2-3 tuần rồi nghỉ 1-2 tuần. Vì Tam thất có tính ôn, một số người cơ thể có tính nhiệt, nếu dùng quá nhiều trong thời gian dài sẽ không tốt cho sức khỏe.
Uống bột Tam thất với mật ong.
- Tam thất mật ong là bài thuốc rất tốt cho sức khỏe. Vị đắng, tính ôn của Tam thất kết hợp với vị ngọt của mật ong giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, chữa thiếu máu rất tốt.
- Cách uống bột tam thất với mật ong như sau:
Bạn cho mật ong vào lọ/ hũ trước, sau đó mới cho bột Tam thất vào, để tránh bị vón cục. Không nên cho quá nhiều bột vào, hãy cho từng lượng nhỏ, khuấy đều liên tục, sau đó mới cho thêm bột Tam thất.
Chú ý không pha quá nhão hoặc đừng quá khô cứng. Pha thành phẩm dẻo là được. Mỗi ngày dùng từ 1-2 thìa nhỏ bột tam thất mật ong trước bữa ăn.
Dùng bột Tam thất hầm gà, canh, súp
- Bột Tam thất hầm gà, nấu canh, hầm súp là món ăn rất tốt đối với người thể trạng yếu, hay ốm vặt, sức đề kháng kém. Cách sử dụng bột Tam thất dưới dạng hầm gà, canh, súp giúp bồi bổ sức khỏe, lấy lại thể trạng khỏe mạnh, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh, người vừa khỏi ốm.
Cách hầm bột Tam thất:
Bạn dùng 1 - 2 thìa cà phê bột Tam thất tương đương khoảng 6- 12g cho vào thực phẩm sống (gà ác, chim cút, tim lợn, chim bồ câu,...) trộn đều nguyên liệu trước khi cho vào nồi hầm, thêm rau củ và một số vị thuốc bắc, gia vị... Hầm hoặc nấu như súp bình thường.
Thời gian tốt nhất là uống vào buổi sáng nếu muốn tăng cường miễn dịch và chống lão hóa, hạn chế uống buổi tối để tránh bị khó ngủ. Để dược chất hấp thu tốt nhất, bạn nên uống khi bụng đói; nhưng nếu dạ dày kém thì uống sau bữa ăn 30 phút để giảm kích ứng tiêu hóa.
Như vậy, bạn đã biết cách uống bột tam thất như thế nào và nên uống vào lúc nào tốt nhất. Mong rằng bạn sẽ tận dụng tốt vị thuốc này để cải thiện sức khỏe và chữa bệnh hiệu quả.
Đánh giá:
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Chia sẻ bài viết: