Theo Đông y, tam thất bắc còn có nhiều tên gọi khác, trong đó có tên gọi là Kim bất hoán (tức là vàng cũng không đổi được - ý muốn nói vị thuốc này quý hơn vàng).
Có nhiều cách lý giải về cái tên Kim bất hoán nhưng một trong những cách lý giải thuyết phục hơn đó là vì cây tam thất từ khi gieo trồng đến lúc có hoa là 3 (tam) năm và từ khi gieo trồng cho đến lúc thu hoạch phải mất 7 (thất) năm, khi đó dùng củ tam thất mới có công hiệu tốt.
Người sử dụng cần phân biệt được đâu là tam thất nam và đâu là tam thất bắc bởi lẽ thực chất củ tam thất bắc có tác dụng gấp từ 9 - 10 lần so với củ tam thất nam và giá của tam thất bắc cũng đắt hơn tam thất nam nhiều lần. Tam thất là một vị thuốc quý, đặc biệt là đối với phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Tam thất có 2 loại là Tam thất bắc (sâm tam thất, điền thất nhân sâm, kim bất hoán, Panax pseudoginseng) và Tam thất nam (tam thất gừng, khương tam thất, ngải năm ông, Stahlianthus thorelii). Tam thất bắc là có hàng rất gần với cây nhân sâm và có tác dụng cầm máu (khử ứ trị huyết) và rất tốt dùng cho phụ nữ sau khi sinh (tẩy huyết cũ sinh huyết mới). Chính vì vậy, chúng ta cần phân biệt rõ được hai loại này để tránh nhầm lẫn dẫn đến việc sử dụng không có hiệu quả cao
Củ tam thất bắc có tên khoa học là Panax notoginseng, họ Nhân sâm - Araliaceae. Củ tam thất bắc thường có hình con quay hay hình củ cà rốt, dài từ 2 - 6cm, đường kính 1 - 4cm, màu nâu xám hoặc vàng xám, có nhiều nếp nhăn dọc gián đoạn và các vết sẹo là phần còn lại của rễ nhánh. Phần trên quanh vết sẹo có nhiều u nhỏ lồi ra. Củ cứng chắc, vị thoạt đầu hơi đắng, sau đó hơi ngọt. Mặt cắt ngang củ có màu nâu có lớp vỏ màu xám nhạt, có những chấm nhỏ màu nâu (ống tiết), phần gỗ ở trong màu xám nhạt, mạch gỗ xếp hình tia tỏa tròn.
Còn củ tam thất nam nhỏ bằng quả trứng chim, nhẵn, cứng, vỏ ngoài màu trắng vàng, mặt cắt ngang củ có màu trắng ngà.
Tam thất bắc
Tam thất nam
- Bột tam thất bắc có màu vàng xám, vị đắng, hơi ngọt.
- Bột tam thất nam có màu trắng ngà, vị đắng nhẹ.
Tam thất bắc (Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen) thuộc chi sâm (Panax L.) trong họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Củ tam thất bắc là dược thảo để phòng trị nhiều loại bệnh ở người, bao gồm cả những bệnh nan y. Trong củ tam thất có chứa các hợp chất saponin thuộc nhóm ginsenoside như Rc, Rd, Re, Rb1 và Rg1..
Đông y cho rằng, tam thất bắc có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng, có tác dụng hóa ứ, tư bổ, cầm máu (trong thời gian dùng tam thất để cầm máu, bệnh nhân không được sử dụng gừng, tỏi và các chế phẩm có gừng, tỏi), tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết (dùng chín), dùng chữa tất cả các chứng xuất huyết, ngã đau sưng bầm tím, đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, các loại mụn nhọt sưng đau, khí huyết lưỡng hư, tức ngực…
Chú ý: phụ nữ có thai cần cẩn thận khi dùng; người huyết nhiệt không dùng.
Với Y học hiện đại, tác dụng của tam thất như bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.
Ngoài ra, tam thất bắc còn có tác dụng cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng được dùng chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va đập gây bầm tím phần mềm). Kích thích miễn dịch. Tác dụng với thần kinh nhờ dịch chiết rễ tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh. Nhưng dịch chất chiết lá tam thất lại có tác dụng ngược lại như kéo dài tác dụng của thuốc an thần.
Việc uống bột tam thất cho phụ nữ sau sinh sẽ hồi phục sức khỏe đào thải máu hôi và sản dịch nhanh hơn, tăng cường hàm lượng sữa giúp mẹ có nhiều sữa hơn. Không những thế còn phòng chống được các bệnh viêm nhiễm và băng huyết sau sinh bởi tam thất có tác dụng kháng viêm và giảm đau nhanh chóng.
Thành phần hoạt tính trong tam thất có tác dụng giống hormon điều chỉnh trục sinh dục dưới, buồng trứng. Từ đó điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
Do đặc tính kháng viêm và giảm đau mạnh mẽ nên đối với người bị dạ dày như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hay viêm đại tràng thì dùng tam thất này có công dụng lâu dài mà không có tác dung phụ.
Tam thất có tính chất kháng viêm nên những người về viêm họng sẽ được đẩy lùi. Đặc biệt khi tam thất kết hợp với mật ong sẽ hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ điều trị viêm họng và các bệnh về dạ dày
Do tam thất bắc bổ máu và chống oxy hóa từ đó giúp làm chậm quá trình lão hóa từ sâu bên trong sẽ giúp chúng ta có 1 làn da căng mịn khỏe mạnh và hồng hào, từ đó những bệnh về da như nám và tan nhan sẽ hết dần theo thời gian và hạn chế được những nếp nhăn.
Tam thất bắc chứa Panacrin có tác dụng ức chế sự di căn của những tế bào gây ung thư và tiêu u lành tính
Ở nam giới hay với những đàn ông lớn tuổi thường sẽ mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt nên việc đàn ông uống tam thất là rất tốt, vì tam thất có tính chất khác viêm và hoạt chất chống ung thư mạnh mẽ. nên việc sử dụng tam thất cho để hỗ trợ viêm tuyến tiền liệt la rất tốt.
Tam thất giúp chuyển hóa và hấp thụ thức ăn nhanh chóng từ đó giúp bạn tăng cân trở lại. Việc này chỉ hiệu quả khi các bạn dùng tam thất ở dưới dạng chín và phải kết hợp tam thất hấp với lòng đỏ trứng gà hoặc thức ăn giàu protein.
Tam thất được xem là vị thuốc bổ máu hàng đầu trong nhóm dược liệu. Ngoài ra, nhờ tác dụng cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng nên được dùng trong các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va đập gây bầm tím phần mềm),…
Dịch trong rễ, thân, lá của tam thất giúp cầm máu, giảm đau rõ rệt, , cải thiện khả năng ghi nhớ, chống căng thẳng, stress
Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy. Ngoài ra, nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch, hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch như suy tim hay nhồi máu cơ tim…
Tác dụng của tam thất bắc này có được là nhờ hoạt chất Saponin. Không những thế, nó còn có tác dụng phòng ngừa chống tai biến mạch máu não, làm tan đi các cục máu đông, giúp máu lưu thông bình thường
Sử dụng tam thất bắc như thế nào cho đúng? Vì tam thất bắc có vị đắng, ngọt và tính hơi ôn nên:
Tam thất củ ngày dùng từ 4-12g dưới dạng thuốc bột, mỗi lần uống từ 2-4g. Ngày uống 3 lần với nước ấm.
Hoa tam thất có thể sắc nước uống hoặc hãm như trà.
Dù ở dạng tươi hay khô thì tam thất bắc dùng tốt nhất là vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút. Vậy nên bột tam thất ngâm mật ong cũng vậy, mỗi buổi sáng ta chỉ cần lấy khoảng 2 đến 3 thìa cafe tương đương từ 4 đến 8g mỗi ngày. Có thể bột tam thất mật ong với nước ấm uống hay ăn trực tiếp đều được.
Khuyến cáo: tam thất bắc có nhiều công dụng, tuy nhiên những trường hợp sau không nên sử dụng tâm thất:
- Đối với thai phụ
- Những người khi đang chảy máu
- Thận trong khi cho trẻ em sử dụng
- Khi bị tiêu chảy, có nguy cơ gây tử vong
Một số bài thuốc khác từ tam thất bắc:
- Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.
- Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.
- Đau thắt ngực do bệnh mạch vành: Tam thất 20g, đan sâm 20g sắc uống hoặc lấy nước nấu cháo. Ăn liên tục trong vài tháng.
- Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.
- Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.
- Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.
- Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.
- Những trường hợp chảy máu bầm tím do chấn thương, ho ra máu, rong kinh rong huyết, chảy máu cam: Dùng bột hòa nước ấm uống hàng ngày, mỗi ngày 20g.
- Tam thất còn phối hợp với kỷ tử, cúc hoa chữa các chứng bệnh về mắt.
- Tam thất với linh chi lại tăng cường miễn dịch, chống stress, cải thiện trí nhớ.
Đánh giá:
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Chia sẻ bài viết: