Đau dạ dày và đau đại tràng đều là những bệnh về tiêu hóa.
Đau dạ dày hay còn được gọi là đau bao tử, là một trong những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cực kì phổ biến. Cấu tạo của dạ dày gồm có 2 bộ phận chính là phần thân dạ dày và phần hang vị dạ dày. Nó có cấu tạo gồm 4 lớp từ ngoài vào trong là: Thanh mạc, lớp cơ, lớp hạ niêm mạc và lớp niêm mạc. Bộ phận này đảm nhận chức năng chính gồm co bóp, vận động nhu động, tiêu hóa và bài tiết. Đau dạ dày là tình trạng các niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, viêm loét, dẫn đến những cơn đau âm ỉ và khó chịu cho người bệnh.
Đại tràng bao gồm 3 thành phần chính là manh tràng, kết tràng và trực tràng. Trong đó, kết tràng lại được chia làm 4 thành phần nhỏ hơn gồm kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích ma.
Đau đại tràng co thể ở nhiều vị trí khác nhau, có những người vị trí đau không xác định chỉ là vùng bụng nói chung, nhưng cũng có người lại bị đau tại một vị trí cụ thể. Cường độ các cơn đau cũng thay đổi từ âm ỉ đến đau quặn, đau dữ dội.
Có 3 vị trí đau dạ dày mà người bệnh cần quan tâm:
Đau vùng thượng vị: Vùng thượng vị là vị trí trên rốn và dưới xương ức, nằm ở vị trí giữa hai bên xương sườn và dưới mũi xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài, cơn đau có thể lan sang vùng ngực hoặc xiên ra sau lưng.
Đau vùng bụng giữa: Vùng bụng giữa còn được gọi là vùng quanh rốn, đây là nơi chứa nhiều cơ quan nội tạng nên rất khó để phân biệt các bệnh lý tại vùng này. Cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ, có thể lan sang vùng bụng phải. Bệnh nhân thường bị buồn nôn, khó tiêu, ợ chua, đầy bụng,…
Đau vùng bụng dưới phía bên trái: Bệnh nhân có cảm giác đau khi đói, ăn vào đỡ đau nhưng tức bụng, nóng bụng, khó tiêu, đầy hơi,…
Vị trí đau của đại tràng là phần bụng dưới rốn, đau âm ỉ kèm theo cảm giác lúc nào cũng muốn đi đại tiện, mót rặn.
Để được tư vấn trực tiếp về điều trị các bệnh lý về dạ dày - đại tràng - tiêu hóa kém cho bệnh nhân tại Nam Định, vui lòng liên hệ:
Email: caodanvetthuong@gmail.com
Thuốc đặc trị các bệnh lý về dạ dày đại tràng Gia truyền tại Nam Định của Bác sỹ Nguyễn Dư Tuy đã giúp cho nhiều bệnh nhân khỏi điều trị dứt điểm
Viêm loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh không hiếm gặp trong thời buổi hiện nay. Bệnh có thể xuất hiện ở cả thanh thiếu niên và người lớn, do đó mọi người không thể chủ quan đối với bệnh này.
Thông thường tình trạng viêm loét dạ dày khi mới hình thành sẽ rất khó để nhận biết, làm người bệnh bị nhầm lẫn với những cơn đau bụng khác. Vì thế, bất kỳ ai cũng phải tìm hiểu bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và phác đồ điều trị để kịp thời phòng tránh và chữa dứt điểm.
Các bệnh về đường tiêu hóa là vấn đề phổ biến ở hầu hết mọi người với nhiều cấp độ nặng, nhẹ khác nhau. Chúng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi.
Viêm loét dạ dày tá tràng không còn là một căn bệnh hiếm gặp đối với nhiều người. Căn bệnh này được chẩn đoán là do các vết viêm, loét trên niêm mạc của đầu ruột non hay còn gọi là dạ dày, tá tràng.
Những vết loét này xuất hiện khi lớp màng bên ngoài của dạ dày bị bào mòn, để lộ phần lớp dưới của ruột ra. Thông thường, người bệnh viêm loét dạ dày có 60% nguy cơ viêm loét ở dạ dày, 95% nguy cơ viêm loét tại tá tràng và 25% vết loét đến từ vòm cong của dạ dày chiếm kích thước nhỏ.
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong các bệnh về tiêu hóa thường gặp nhất ở cả người lớn và trẻ em.
Khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ gây ra tình trạng trào ngược axit. Nó làm bạn cảm thấy đau rát vùng giữa ngực. Trào ngược dạ dày thực quản thường xảy ra sau bữa ăn hoặc vào ban đêm.
Thỉnh thoảng, bạn vẫn có thể bị trào ngược axit hoặc ợ nóng. Song, nếu các triệu chứng làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn hoặc xảy ra ít nhất hai lần mỗi tuần thì rất có khả năng bạn đã mắc chứng GERD.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, nếu bạn bị ợ nóng kéo dài, hôi miệng, buồn nôn, đau tức ở ngực hoặc ở phần trên của bụng, khó nuốt, khó thở, bạn hãy đến bệnh viện để được thăm khám.
Nếu bác sĩ kết luận bạn bị trào ngược dạ dày thực quản, bạn phải kiêng các loại thức ăn, đồ uống chua, cay và uống thuốc kháng axit theo chỉ định của bác sĩ. Trong một số trường hợp khác, bạn có thể phải phẫu thuật nếu bệnh ở mức độ nặng.
Hội chứng ruột kích thích khiến bạn gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như táo bón hoặc tiêu chảy trong cùng một ngày, đầy hơi, khó tiêu…
Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ. Song, cách điều trị các triệu chứng chủ yếu dựa vào chế độ ăn uống phù hợp. Người bị hội chứng ruột kích thích nên tránh các bữa ăn nhiều chất béo và các loại thực phẩm có tính kích ứng từ sữa, rượu, caffeine, nước ngọt có ga..). Thay vào đó, người bệnh cần tăng cường ăn nhiều chất xơ và bổ sung men vi sinh.
Stress cũng làm kích hoạt các triệu chứng ruột kích thích. Vì vậy, bác sĩ có thể đề nghi bạn sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm liều thấp hoặc trị liệu bằng liệu pháp nhận thức hành vi.
Táo bón xảy ra khi bạn đi đại tiện ít hơn ba lần một tuần. Tình trạng này gây khó đi đại tiện, khó thải phân, phân cứng hoặc khô. Ngoài ra bạn còn có các triệu chứng như trướng bụng, chảy máu trong khi đi hoăc sau khi đi đại tiện. Nguyên nhân phổ biến gây táo bón bao gồm không ăn đủ chất xơ, không uống đủ nước, sử dụng một số loại thuốc đặc trị, thường xuyên căng thẳng, không vận động. Táo bón có thể xảy ra trong thai kỳ. Việc tăng mức độ hormone trong thai kỳ có thể làm cản trở hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào kể cả nam và nữ. Nếu ai rơi vào những trường hợp thuộc các yếu tố, nguy cơ của bệnh thì sẽ dễ dàng mắc phải bệnh chỉ sau một thời gian ngắn.
Đầu tiên, yếu tố dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày phải kể đến đó là thói quen hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia. Đây đều là những chất độc hại cho cơ thể nói chung và dạ dày nói riêng. Khi tiêu thụ rượu, bia, cơ thể sẽ tạo ra cortisol tăng nguy cơ viêm loét cho ruột non.
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đó chính là thói quen ăn uống và sinh hoạt thường ngày. Việc ăn uống không đủ các bữa, ăn uống không đúng giờ, giấc, nhịn đói, giảm cân không khoa học là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh.
Nếu một người bình thường có chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khuya hay ăn đồ cay nóng sẽ làm tăng nguy cơ gây ra bệnh viêm loét dạ dày chỉ sau một thời gian ngắn. Cùng với những yếu tố trên thì việc căng thẳng tột độ cũng ảnh hưởng đến cơ thể và dạ dày của bạn. Nguy cơ mắc bệnh dạ dày cũng tăng lên, cụ thể dạ dày sẽ bài tiết axit nhiều hơn bình thường.
Có rất nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến bệnh đại tràng. Mỗi bệnh lại có tính chất, dấu hiệu riêng biệt nhưng nhìn chung, khi mắc các bệnh liên quan đến đại tràng, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:
Đau vùng thượng vị, đau âm ỉ khi bệnh nhẹ và đau dự dội khi bệnh tiến triển nặng hơn
Rối loạn đại tiện: người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài
Thay đổi tính chất phân: phân có thể hẹp, nhão hơn thông thường, thậm chí với những bệnh nhân nặng còn đi ngoài ra máu, phân lẫn chất nhầy
Cơ thể mệt mỏi: Bệnh đại tràng có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi do các triệu chứng đau bụng, rối loạn đại tiện gây ra. Với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh đại tiện ra máu trong thời gian dài dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi
Giảm cân đột ngột: Rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn không ngon. Bên cạnh đó, khi đại tràng gặp vấn đề, quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cũng bị ảnh hưởng dẫn đến việc cơ thể không hấp thu đủ dinh dưỡng và hệ quả là giảm cân nhanh chóng
Các triệu chứng trên đây không đặc trưng cho bệnh đại tràng vì nó có thể là biểu hiện của một số bệnh về đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên, nếu gặp phải các vấn đề bất thường, bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán bệnh chính xác.
Đau dạ dày, viêm loét dạ dày có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào nếu sở hữu những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp dẫn đến căn bệnh này để có cách phòng ngừa và điều trị hợp lý. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày phổ biến, thường gặp nhất:
Nhiễm vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP hay còn gọi là vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây là một loại vi khuẩn một khi đã tiếp xúc được với dạ dày sẽ làm mất chức năng chống lại axit của niêm mạc ruột non. Vi khuẩn này chui vào bên trong lớp nhầy và sẽ tiết ra các hợp chất ảnh hưởng đến dạ dày.
Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau thường xuyên: Việc sử dụng các thuốc kháng viêm thường xuyên ở người lớn cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày Cơ thể người bệnh sẽ ngưng tổng hợp prostaglandin, một hợp chất quan trọng giúp chống lại các vi khuẩn có hại trong dạ dày.
Nhịn ăn, để bụng quá đói hoặc ăn quá no: Khi cơ thể rơi vào trạng thái đói bụng quá lâu, người bệnh không kịp dùng bữa vì công việc hoặc phải nhịn ăn để giảm cân thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Cơn đau sẽ kéo dài khoảng 1 đến 2 giờ cho đến khi dạ dày tiếp nhận được thức ăn. Đồng thời nếu người bệnh ăn quá no trong lúc đang đau bao tử cũng sẽ gây ra nhiều hệ quả khôn lường.
Ăn tối quá khuya: Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau và viêm loét dạ dày. Khi vừa dùng xong bữa tối và đi ngủ, dạ dày của người bệnh sẽ gặp phải áp lực tiêu hóa thức ăn. Mặc dù, cơ thể vẫn làm việc trong lúc ngủ, tuy nhiên năng suất sẽ không được như lúc thức. Do vậy, dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến hiện tượng đau rát.
Thông thường, Tây y sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống co thắt, thuốc cầm tiêu chảy, nhuận tràng,… để điều trị viêm đại tràng. Thuốc Tây cho hiệu quả nhanh, đem lại cải thiện rõ rệt và đồng nhất. Chính vì vậy, phương pháp này được ưu tiên trong trường hợp viêm đại tràng cấp tính. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc Tây trong thời gian dài có thể gây ra nhiều rủi ro và tác dụng không mong muốn. Trong khi đó, thuốc Đông y điều trị dạ dày đại tràng được đánh giá có độ an toàn, lành tính cao và có thể sử dụng trong thời gian dài.
Bệnh thường biểu hiện ở dạng tỳ hư khí trệ và táo kết co thắt. Do đó, Đông y chủ về giải độc, đào thải độc tố, thúc đẩy lưu thông khí huyết, bổ thận gan, hồi phục chức năng nội tạng. Hơn nữa, các bài thuốc Đông y chữa viêm đại tràng không chỉ giúp làm giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ điều hòa hoạt động tiêu hóa, tăng cường chức năng tá tràng, đại tràng và bồi bổ sức khỏe. Đông y chủ trị gốc bệnh, tấn công vào nguyên nhân, trái ngược với Tây y chủ trị triệu chứng, ngọn bệnh. Do đó, bệnh viêm đại tràng điều trị bằng Đông y hoàn toàn phù hợp. Là một bệnh lý tiêu hóa mãn tính cũng như ảnh hưởng tới nội tạng, thuốc Đông y điều trị dạ dày đại tràng giúp hỗ trợ phục hồi chức năng đại tràng, bài trừ độc tố, thanh lọc cơ thể, dứt điểm bệnh từ gốc một cách an toàn, lành tính, hiệu quả.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm đại tràng mãn tính là ung thư đại tràng. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 sau ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư gan. Theo thống kê của bộ y tế, 20% người bệnh viêm đại tràng sẽ chuyển thành ung thư đại tràng.
Cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả khiến cho các phần bên trong dạ dày trào ngược vào thực quản gây đau bỏng rát. Trào ngược kéo dài có thể dẫn đến viêm thực quản, chít hẹp và trong trường hiếm là dị sản hoặc ung thư. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, đôi khi bằng nội soi có hoặc không có kiểm tra axit. Điều trị bao gồm thay đổi lối sống, ức chế axit dịch vị bằng cách sử dụng Thuốc Đông y điều trị dạ dày - đại tràng DR. TUY. Trào ngược dạ dày tuy không dễ dàng điều trị dứt điểm, có tỉ lệ tái phát cao nhưng nếu người bệnh theo đúng phác đồ điều trị kèm với các thay đổi về lối sống và thói quen ăn uống thì hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Thuốc hỗ trợ điều trị dứt điểm, ngăn chặn biến chứng, các bệnh nhân nên điều trị ngay từ sớm để tránh hậu quả về sau. Biện pháp hiệu quả, an toàn nhất đó là sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm đại tràng ngay từ sớm. Ngày nay với việc phát triển của Y học phương Tây, những loại thuốc mới được điều chế để chữa trị cho người bệnh. Tuy nhiên bên cạnh đó Đông Y vẫn giữ được nét đặc trưng riêng của mình khi rất nhiều loại thuốc tiếp tục được lưu truyền từ đời này sang đời khác và ngày càng được phát huy công dụng của mình và bài thuốc Đông Y chữa viêm dạ dày là một trong những bài thuốc gia truyền và có tác dụng rất cao trong việc điều trị bệnh.
Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề rắc rối liên quan đến đại tràng, hãy lưu ý một vào nguyên tắc sau để xây dựng một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng tốt nhất:
Thuốc dạ dày đại tràng
- Gồm các vị thuốc đông dược, được bào chế theo bí quyết gia truyền.
- Hỗ trợ các bệnh lý dạ dày như: Ợ hơi, ợ chua, viêm trợt, loét, trào ngược dịch vị dạ dày...
- Hỗ trợ các bệnh lý về đường tiêu hoá như: Ăn uống khó tiêu, viêm ruột, viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính...
- An thần, tạo giấc ngủ sinh lý.
- Người lớn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12 viên, sáng, chiều sau ăn 30 phút.
- Trẻ em từ 2-6 tuổi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 viên, sáng, chiều sau ăn 30 phút.
- Trẻ em từ 6- 16 tuổi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 7 viên, sáng, chiều sau ăn 30 phút.
LƯU Ý
- Kiêng kỵ. Rượu, bia, các chất cay nóng... trong quá trình sử dụng thuốc.
- Không dùng cho phụ nữ có thai và đang nuôi con bú.
- Dừng sử dụng khi có biểu hiện quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
BẢO QUẢN
- Nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
Đánh giá:
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Chia sẻ bài viết: