Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà "chỉ" là một hội chứng tuy khó chịu, nhưng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ gặp những bất tiện trong sinh hoạt do bị thay đổi về chuyện đại tiện, bị đầy hơi hoặc đau bụng. Đây là một hội chứng rất thông thường, mà gần như ai cũng có thể bị.
Việc chữa rối loạn tiêu hóa có rất nhiều phương pháp khác nhau như dùng thuốc tây y, thuốc đông y, mẹo dân gian… Nhưng phương pháp an toàn với cơ thể nhất có lẽ phải kể tới thuốc đông y.
Theo những nghiên cứu gần đây, người ta nhận thấy rối loạn tiêu hóa có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó sự bài tiết của chất serotonin nơi tiết hợp thần kinh chạy dọc theo hệ thống tiêu hóa có thể đóng một vai trò chính yếu. Một giả thuyết khác được đưa ra với khí methane thặng dư trong ruột già (và ruột non) đưa đến rối loạn tiêu hóa.
Triệu chứng này tiến triển chậm nhưng mỗi ngày một trầm trọng hơn. Sự thay đổi thói quen đại tiện trở nên rõ ràng hơn. Đi vệ sinh bỗng dưng không còn đều đặn như trước. Hơn nữa, người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy. Tùy theo bệnh tình, mà người bệnh có khuynh hướng táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.
Những cơn đau bụng thay đổi tùy theo cá nhân và được diễn tả như đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, quặn từng cơn, nặng bụng, sình bụng, xon xót, ran rát, đau như "dao cắt". Đau có thể liên tục, nhè nhẹ suốt ngày, co thắt, nhức nhối từng cơn. Bệnh nhân thường đau bụng dưới bên tay trái, nhưng họ cũng có thể bị đau ở nhiều chỗ khác nhau. Đau cùng một lúc, hoặc mỗi ngày đau một chỗ khác nhau. Họ cũng có thể bị đau toàn bụng chứ không nhất thiết đau ở vị trí nào nhất định. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, cơn đau có thể lan ra sau lưng.
Sình bụng là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Bụng "căng to như cái trống". Bệnh nhân ợ hơi liên tục hoặc "đánh rắm" liên miên. Bụng thường rất thon nhỏ vào buổi sáng khi mới thức dậy, rồi to dần khi ngày từ từ trôi qua. Bụng "phì lớn" nhanh như người có bầu. Ngoài ra, một số bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, với những cơn ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa, v.v…
Tâm lý đóng một vai trò quan trọng khi nói về hội chứng rối loạn tiêu hóa. Vì thế buồn phiền, chán nản, u sầu sẽ làm những triệu chứng kể trên trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn kể cả phụ nữ trong những ngày thấy kinh nguyệt cũng có thể gặp rối loạn tiêu hóa.
Bệnh lý đường tiêu hóa chia nhóm theo nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như:
Rối loạn tiêu hóa (bao gồm cả các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, hay đi ngoài phân lỏng, nát, táo bón)
Bệnh lý đặc biệt như liên quan đến yếu tố tự miễn viêm đại trực tràng chảy máu, bệnh Crohn… hay ung thư đại tràng: nhóm bệnh này cần điều trị theo hướng Tây Y.
Hội chứng ruột kích thích (bệnh đại tràng chức năng, viêm đại tràng co thắt)
Viêm đại tràng cấp tính – mãn tính
Với các bệnh mạn tính, trong đó Hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng mãn tính đặc trưng về rối loạn chức năng đường tiêu hóa, tăng co thắt đại tràng có hoặc không có tổn thương thực thể chiếm tỷ lệ cao, thường gặp ở độ trẻ, trung niên và kéo dài theo từng đợt, ảnh hưởng bởi chế độ ăn và tâm lý.
Điều trị tây y chủ yếu dùng các thuốc cầm tiêu chảy, giảm co thắt đại tràng, giảm đau, chống tiêu chảy hoặc kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn, thuốc nhuận tràng trong trường hợp táo bón. Các thuốc này chủ yếu điều trị triệu chứng chỉ có thể giúp người bệnh khỏi các triệu chứng trong thời gian ngắn, tạm thời sau đó lại tái phát. Chính vì vậy mà bệnh nhân thường bị tái đi tái lại, dai dẳng gây ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Điều trị rối loạn tiêu hóa bằng Đông y là phương pháp điều trị phổ biến hiện nay, Chữa bằng Đông y thường đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn vì cần dùng thuốc trong thời gian dài, tác dụng chậm
Thuốc dạ dày đại tràng
- Gồm các vị thuốc đông dược, được bào chế theo bí quyết gia truyền.
- Hỗ trợ các bệnh lý dạ dày như: Ợ hơi, ợ chua, viêm trợt, loét, trào ngược dịch vị dạ dày...
- Hỗ trợ các bệnh lý về đường tiêu hoá như: Ăn uống khó tiêu, viêm ruột, viêm đại tràng, viêm đại tràng mạn tính...
- An thần, tạo giấc ngủ sinh lý.
- Người lớn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12 viên, sáng, chiều sau ăn 30 phút.
- Trẻ em từ 2-6 tuổi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 viên, sáng, chiều sau ăn 30 phút.
- Trẻ em từ 6- 16 tuổi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 7 viên, sáng, chiều sau ăn 30 phút.
LƯU Ý
- Kiêng kỵ. Rượu, bia, các chất cay nóng... trong quá trình sử dụng thuốc.
- Không dùng cho phụ nữ có thai và đang nuôi con bú.
- Dừng sử dụng khi có biểu hiện quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
BẢO QUẢN
- Nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
Đánh giá:
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Chia sẻ bài viết: